HoREA: Cần luật hóa “nhà chung cư mini”
Công an phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức (TP.HCM) kiểm tra công tác đảm bảo an toàn PCCC tại nhà trọ, "chung cư mini" trên địa bàn. |
Cụ thể, đại diện HoREA đề nghị cơ quan quản lý nhà nước “nên quản, không nên cấm nhà chung cư mini”. Bởi lẽ “nhà chung cư mini” là sản phẩm nhà ở rất cần thiết cho xã hội hiện nay và trong nhiều thập niên sau này, do có giá cho thuê, giá bán vừa túi tiền, phù hợp với nhiều đối tượng trong xã hội là người thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị, công nhân, lao động, sinh viên, học sinh, người độc thân, người mới kết hôn, người nhập cư.
HoREA cho rằng, cần thiết phải “luật hóa” loại “nhà ở riêng lẻ” của cá nhân, hộ gia đình được phép xây dựng thành “nhà chung cư mini” để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, để “nhà chung cư mini” phát triển an toàn, lành mạnh.
Theo Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an TP.HCM: Thống kê sơ bộ hiện nay trên địa bàn Thành phố có 42.256 cơ sở là nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê thuộc diện quản lý nhà nước về PCCC, trong số này có 4.490 cơ sở do Công an quản lý và 37.766 cơ sở do Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý. Còn theo thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM vào năm 2018, toàn Thành phố có khoảng 60.470 khu nhà trọ hoặc nhà ngăn phòng cho thuê với tổng số khoảng 560.219 phòng trọ, bao gồm 38.800 khu nhà trọ (tập trung) với 357.246 phòng trọ và 25.670 nhà (căn hộ) ngăn phòng cho thuê với 202.973 phòng trọ. |
Trong đó, cần bổ sung quy định về đầu tư xây dựng “nhà chung cư mini” phải lập dự án; phải chấp hành và tuân thủ các quy định pháp luật về thẩm duyệt, nghiệm thu công trình “nhà chung cư mini”, bao gồm công trình PCCC.
Bổ sung quy định về kinh doanh cho thuê hoặc bán căn hộ “nhà chung cư mini” thì phải đăng ký kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật; bổ sung quy định về quản lý vận hành “nhà chung cư mini” tương tự như quản lý vận hành “nhà chung cư”. Bộ Xây dựng bổ sung “quy chuẩn kỹ thuật về nhà chung cư mini” vào “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư” nhằm quản lý chặt chẽ và phát triển loại “nhà chung cư mini” an toàn, lành mạnh.
Chưa thống nhất quy định về "nhà chung cư mini" Theo HoREA, do các quy định pháp luật về “nhà chung cư mini” trong 13 năm qua chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, thống nhất, nên đã có một số cách “hiểu sai” dẫn đến công tác quản lý nhà nước về “nhà chung cư mini” chưa chặt chẽ và có nhiều bất cập, hạn chế. Cụ thể, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa thật thống nhất coi “nhà chung cư mini” cũng là một loại “nhà chung cư”. Cơ quan quản lý nhà nước đang quản lý “nhà chung cư mini” như là “nhà ở riêng lẻ” của cá nhân, hộ gia đình dẫn đến tình trạng “nhà chung cư mini” được phép có “100% căn hộ mini” với các căn hộ có diện tích không thấp hơn diện tích tối thiểu, mà lẽ ra cần phải “hiểu đúng” là loại “nhà chung cư mini” cũng phải áp dụng “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư” quy định “đối với dự án nhà ở thương mại phải bảo đảm tỷ lệ căn hộ chung cư có diện tích nhỏ hơn 45 m2 không vượt quá 25% tổng số căn hộ chung cư của dự án. Cùng với đó, pháp luật hiện hành chưa quy định hoạt động đầu tư kinh doanh “nhà chung cư mini” của cá nhân, hộ gia đình là thực hiện “dự án nhà ở thương mại” nên Luật Đầu tư và Luật Kinh doanh bất động sản chưa quy định điều chỉnh hoạt động đầu tư kinh doanh “nhà chung cư mini” của cá nhân, hộ gia đình, chưa quy định phải đăng ký kinh doanh hoặc phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và cũng do “cách nghĩ” này đã dẫn đến việc không cho phép doanh nghiệp đầu tư kinh doanh “nhà chung cư mini”, khu nhà trọ. Trong khi đó, các quy định về công tác PCCC chỉ quy định đối với các loại “nhà chung cư”. Vì thế để áp dụng các quy định của Luật PCCC thì cần thiết phải bổ sung vào Điều 57 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định “nhà ở của hộ gia đình, cá nhân” được xây dựng từ 2 tầng trở lên, mà mỗi tầng có từ 2 căn hộ trở lên, kiểu “nhà chung cư mini” thì nhà nhiều tầng đó cũng là “nhà chung cư”, để áp dụng các quy định pháp luật về PCCC. |
Bình luận