Giá dầu tăng vọt sau khi nhóm OPEC+ quyết định cắt giảm sản lượng Biến động giá dầu và kịch bản ứng phó Lại bàn câu chuyện về giá xăng, dầu Giá xăng dầu có thể giảm mạnh vào kỳ điều hành ngày mai 1/12
Giá dầu thế giới có thể sớm quay lại mốc 100 USD/thùng
Giá dầu thế giới có thể sớm quay lại mốc 100 USD/thùng

Căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông đã khiến giá dầu tăng 1% trong phiên giao dịch cuối của tuần, ngày 12/4, do lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung. Dầu thô Brent đang ở mức 90,45 USD/thùng, dầu thô WTI tăng lên 85,66 USD/thùng.

Tác động của cuộc xung đột Iran - Israel với thị trường dầu mỏ toàn cầu là rất lớn, vì bất kỳ nguy cơ gián đoạn nguồn cung nào cũng có thể dẫn đến tăng giá.

Trước đó, cuộc chiến đang diễn ra ở dải Gaza giữa Israel - Hamas cũng ảnh hưởng đến giá dầu, dù không đáng kể. Bất chấp cường độ xung đột ở Gaza, giá dầu thô Brent vẫn ổn định ở mức khoảng 80 USD/thùng.

Tuy nhiên việc Iran tấn công Israel sẽ tăng thêm áp lực, khiến giá dầu thô có thể tăng lên gần mức cao nhất trong 6 tháng. Khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông trong vài tuần gần đây, giá dầu thô kỳ hạn chuẩn của Mỹ tăng hơn 5% và giá dầu thô Brent chuẩn toàn cầu tăng gần 6%.

Các nhà phân tích dự đoán rằng nếu cuộc tấn công của Iran dẫn đến một cuộc chiến tranh rộng hơn, phí bảo hiểm rủi ro sẽ tăng 5-10 USD/thùng, khiến giá có thể tăng lên trên 100 USD/thùng.

Khả năng Iran sẽ phong tỏa eo biển Hormuz, đây là tuyến đường biển giữa vịnh Ba Tư - vịnh Oman. Đồng thời cũng là điểm vận chuyển dầu quan trọng nhất thế giới. Trong nửa đầu năm 2023, lưu lượng dầu qua eo biển này đạt trung bình 21 triệu thùng/ngày, chiếm 21% lượng tiêu thụ dầu mỏ dạng lỏng toàn cầu.

Các chuyên gia cho rằng nếu giá dầu tiếp tục tăng, tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng và tiến trình giảm lạm phát có thể bị ảnh hưởng. Khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ phải trì hoãn việc cắt giảm lãi suất và là "cơn ác mộng" đối với các nhà đầu tư ở Phố Wall.