Giá nhiều mặt hàng không còn đi "ngược chiều" giá xăng
Giá vàng liên tục giảm, rơi xuống mức thấp Bảo tồn làng nghề, phát triển kinh tế nông thôn Giải tỏa áp lực lạm phát |
Hàng hóa giảm nhẹ
Theo khảo sát của phóng viên tại một số chợ truyền thống của Hà Nội như chợ Thành Công, chợ Ngọc Hà, chợ Kim Liên, chợ Cầu Giấy, chợ Xuân La,… đa số các mặt hàng thực phẩm đều duy trì mức giá ổn định hoặc giảm nhẹ.
Chẳng hạn như: Rau muống giảm khoảng 1.000 đến 2.000 đồng/mớ, rau ngót, mồng tơi giảm khoảng 2.000 đến 3.000 đồng/mớ, cà chua giảm khoảng 5.000 đồng/kg, mướp đắng giảm từ 25.000 đồng/kg còn 20.000 đồng/kg...; dầu ăn Neptune giảm từ 72.000 đồng còn 62.300 đồng/chai 1 lít...
Tuy nhiên, thịt lợn vẫn giữ giá khoảng 130.000-170.000 đồng/kg tùy loại, thịt bò từ 230.000-300.000 đồng/kg tùy loại, thịt gia cầm khoảng 180.000 đồng/kg; trứng gà, vịt tiếp tục giữ giá cao khoảng 35.000-40.000 đồng/chục.
Giá xăng giảm liên tiếp đã giúp giá cả nhiều hàng hoá và dịch vụ giảm theo. |
Ngoài các chợ truyền thống thì hệ thống siêu thị cũng thực hiện giảm giá như: Tại hệ thống siêu thị BigC, giá các loại thịt lợn ba chỉ loại 1 (167.000 đồng/kg), sườn non cắt khúc (181.000 đồng/kg), sườn non (180.500 đồng/kg), thịt đùi (115.000 đồng/kg), nạc đùi (132.000 đồng/kg), nạc vai (163.000 đồng/kg)....
Siêu thị Winmart thực hiện giảm giá với các sản phẩm thịt bò ngoại như gầu bò Canada (500g) và thịt nạc vai bò Canada (500g) cùng giảm 10%, lần lượt còn 149.200 đồng và 154.000 đồng; bắp bò Tây Ban Nha (loại 500g) và lõi rùa bắp bò Tây Ban Nha (500g) lần lượt giảm 5% và 3%, còn 141.900 đồng và 201.900 đồng...
Giá thịt lợn Meat Deli tại siêu thị Winmart tiếp tục duy trì ổn định: Thịt đùi có giá 131.900 đồng/kg, chân giò rút xương có giá 137.900 đồng/kg; thịt nạc vai có giá 141.900 đồng/kg và thịt nạc dăm có giá 157.900 đồng/kg...
Cũng theo khảo sát, trên thị trường hiện có duy nhất mặt hàng trứng tăng nhẹ, 1.000-2.000 đồng/chục quả do đang là cao điểm sản xuất bánh kẹo phục vụ Tết Trung thu. Còn các mặt hàng khác đã đồng loại giảm giá.
Tuy vậy, hầu hết người bán xác nhận mức giá trên vẫn còn cao hơn 10-20% so với thời điểm giá tốt của tháng 4 và tháng 5, và hầu như không giảm tương ứng theo mức giảm giá xăng, dầu.
Theo dự báo, nếu giá hàng hóa trên thị trường thế giới duy trì xu hướng giảm như thời gian qua, tới đây giá một số mặt hàng trong nước có thể giảm thêm vì hàng nhập khẩu luôn có độ trễ. |
Đại diện các siêu thị Lotte Mart, Emart, MM Mega Market... xác nhận sau thời gian làm việc với nhà cung cấp, hiện có một số mặt hàng tươi sống như rau củ, thịt... giá đã hạ nhiệt 5-10%. Tuy nhiên, hàng khô, hàng chế biến thì hầu như chưa được nhà cung cấp cho giảm giá, dù trước đó nhiều mặt hàng đã đề xuất tăng vì "giá đầu vào, xăng, dầu tăng".
Doanh nghiệp vẫn kêu khó
Tuy giá xăng, dầu giảm liên tiếp nhưng giá cơm, phở,... tại Hà Nội thời gian qua vẫn "im ru", dù trước đó đã tăng giá vì "xăng, dầu". Cụ thể, nhiều hàng quán bán cơm bình dân giá 30.000-40.000 đồng/suất, phở giá 40.000-50.000 đồng/suất. Mức giá trên đã tăng 5.000-8.000 đồng so với 2-3 tháng trước đó.
Bà Nguyễn Thị Tuyết, chủ một quán cơm ở khu Ngoại giao đoàn (quận Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, không gồng nổi nên mới tăng giá. "Xăng, dầu không phải là yếu tố chính trong giá thành nên việc đánh giá "vì sao giá xăng giảm liên tục mà chúng tôi tăng giá" là chưa thỏa đáng", bà Tuyết bày tỏ.
Đại diện một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm cho biết giá bán chưa giảm được vì xăng chỉ chiếm phần nhỏ trong cơ cấu giá thành, trong khi giá nguyên liệu tăng. Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều chưa chịu giảm giá cước theo mức giảm giá xăng, dầu.
Bình luận