Khuyến khích doanh nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ hơn vào mô hình kinh tế tuần hoàn Mô hình kinh tế trang trại nổi bật của Hà Nội

Trong năm 2023, Thành phố Hà Nội xác định sẽ tiếp tục cơ cấu lại kinh tế Thủ đô gắn với phát triển các mô hình kinh tế mới, tăng sức mua và bình ổn thị trường, gắn với kế hoạch hội nhập quốc tế giai đoạn 2021-2025, nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của kinh tế Thủ đô và gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; thúc đẩy các hoạt động liên kết vùng, hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu sản phẩm với các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tăng cường liên kết các mô hình kinh tế nhỏ, lẻ
Thành phố Hà Nội xác định đẩy mạnh, phát triển chương trình OCOP nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời gian tới là tăng cường chuyển đổi số. (Ảnh minh họa: HP)

Phát triển thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến, không dùng tiền mặt và mạng lưới kinh doanh thương mại hiện đại bao phủ cả khu vực ngoại thành. Quản lý tốt các chợ, giải tỏa các chợ cóc, chợ tạm và quản lý thị trường, chống hàng giả, hàng nhái, không để lợi dụng tăng giá.

Đồng thời, tăng cường xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng trên 10%...

Thành phố cũng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển các động lực tăng trưởng mới với trọng tâm chọn chuyển đổi số là động lực phát triển; phát triển các mô hình kinh tế mới; đẩy mạnh các hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư.

Cụ thể, các mô hình kinh tế được triển khai như: Thành phố Hà Nội dự kiến đầu tư xây mới 48 chợ; đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 57 chợ. Các xã, phường, thị trấn chưa có chợ nhưng có nhu cầu phát triển chợ được rà soát đưa vào danh mục chợ trên địa bàn; 100% số chợ được xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa phải đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm theo quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy, văn minh thương mại...

Phấn đấu, đến hết năm 2023, 90% số chợ được phê duyệt phương án giá sử dụng diện tích bán hàng theo quy định.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận với quỹ đất sạch, góp phần giảm kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng, giảm thời gian chuẩn bị đầu tư dự án; hỗ trợ tháo gỡ khó khăn đối với các chợ còn vướng mắc về đất đai theo quy định.

Mô hình phát triển kinh tế địa phương thông qua chương trình OCOP. Chương trình OCOP đã đánh thức tiềm năng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Thủ đô; là “cú hích” làm đổi mới tư duy sản xuất, đánh đúng, trúng nhu cầu tiêu dùng, tạo chuyển dịch mạnh mẽ trong xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn.

Đẩy mạnh, phát triển chương trình OCOP nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời gian tới là tăng cường chuyển đổi số.

Theo đại diện Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại du lịch thành phố Hà Nội, trong năm 2023, Trung tâm sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong truyền thông; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream).

Trong năm 2022, các chương trình hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử lớn như Tiki, Lazada, Sendo đã bước đầu phát huy hiệu quả. Kênh thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có thể giới thiệu, quảng bá và đưa thông tin đầy đủ, chi tiết về sản phẩm OCOP và những sản phẩm đặc sản vùng miền của Hà Nội đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế.