Nâng cao hiệu quả hoạt động làng nghề tiểu thủ công nghiệp Sản xuất công nghiệp có nhiều dấu hiệu khởi sắc

Trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,6% và tăng 3,3%; sản xuất và phân phối điện tăng 1,5% và tăng 4,6%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 1,8% và tăng 6,1%; ngành khai khoáng tăng 8,7% và giảm 17,2% so với cùng kỳ.

Tính chung 7 tháng năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,9%; sản xuất và phân phối điện tăng 7,9%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 6,7%; công nghiệp khai khoáng giảm 7,1%.

Hà Nội: Công nghiệp tiếp tục duy trì tăng trưởng
Ảnh minh họa.

Trong 7 tháng năm 2023, một số ngành chế biến, chế tạo có chỉ số IIP tăng khá so với cùng kỳ năm trước là sản xuất đồ uống tăng 20%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 15,2%; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 11,5%; các sản xuất sản phẩm từ kim loại; sản xuất thuốc lá; sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị cũng tăng.

Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số IIP giảm so với cùng kỳ là sản xuất máy móc, thiết bị; dệt; sản xuất trang phục sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính.

Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp thời điểm cuối tháng 7 tăng 0,4% so với tháng trước và giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 7 tháng năm 2023, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực Nhà nước giảm 1,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 7,7%; khu vực ngoài Nhà nước tăng 2,2%.

Tại Kỳ họp thứ 12, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đầu tháng 7 vừa qua, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng; thu, chi ngân sách, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023. Theo đó, với việc kiên định chỉ tiêu tăng trưởng cả năm 2023 là 7,0%, Nghị quyết đặt ra yêu cầu các cấp, ngành phải vào cuộc quyết liệt, tiếp tục củng cố, phát huy các động lực tăng trưởng, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra từ đầu năm.

Nghị quyết cũng xác định rõ, tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức do nền kinh tế chịu “tác động kép” từ các yếu tố tiêu cực bên ngoài và những hạn chế, bất cập bên trong kéo dài nhiều năm. Kinh tế Thủ đô bị ảnh hưởng rõ rệt, nhất là thị trường xuất khẩu suy giảm, doanh nghiệp khó khăn, sức mua của thị trường nội địa và sản xuất, kinh doanh có xu hướng tăng chậm lại... Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thực hiện hoàn thành mục tiêu, chi tiêu kinh tế - xã hội năm 2023.

Để đạt chỉ tiêu tăng trưởng cả năm là 7,0% thì quý III phải tăng từ 7,54% trở lên, quý IV phải tăng từ 8,23% trở lên - đây là nhiệm vụ rất thách thức, Thành phố đang tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra từ đầu năm, đồng thời tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm những tháng cuối năm 2023. Một trong những ưu tiên hàng đầu là tiếp tục củng cố, phát huy các động lực tăng trưởng. Kiên định mục tiêu đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục củng cố và phát huy cao nhất các động lực tăng trưởng của xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư.