Dự kiến chuyển đổi hơn 3.800ha cây trồng trên đất lúa ở Hà Nội Hưởng “trái ngọt” nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật

Theo đó, trong những năm qua, cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện Đông Anh chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trong nông nghiệp, nông dân đã tích cực dồn điền đổi thửa, tăng cường cơ hóa, chuyển đối cơ cấu cây trồng theo quy hoạch, từng bước chuyển dịch theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị; phát triển các vùng sản xuất tập trung, mô hình liên kết sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hiệu quả kinh tế cao nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đúng hướng
Mô hình sản xuất rau an toàn của Hợp tác xã Ba Chữ (xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội).

Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch đến nay là 1.937,6 ha. Hiệu quả kinh tế mang lại từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng bình quân tăng thêm từ 4 đến 7 lần so với trồng lúa. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên một ha canh tác năm tăng từ 250 triệu đồng/ha/năm (năm 2018) lên 267 triệu đồng/ha/năm (năm 2022).

Đáp ứng xu thế sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, cán bộ, hội viên nông dân đã xây dựng và phát triển 40 chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện; luôn sẵn sàng đáp ứng, hỗ trợ tiêu thụ sản phầm nông nghiệp phục vụ nhân dân.

Bên cạnh đó, huyện đảm bảo duy trì ổn định số lượng tổng đàn gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi tập trung, theo vùng. Tính đến nay, huyện có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn trong các đơn vị dẫn đầu toàn Thành phố; có 53 mô hình chăn nuôi quy mô lớn, đầu tư chuồng trại chăn nuôi hiện đại (nhà lạnh, giàn mát, công nghệ cho ăn tiên tiến...).

Đáng chú ý, trên địa bàn huyện trong những năm gần đây đã khôi phục và phát triển mạnh các làng nghề thủ công truyền thống như: Nghề chạm khắc gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ, dân dụng; nghề sơn mài và sản xuất đồ gỗ ép phun sơn; nghề sản xuất thép và cơ khí; đậu phụ Làng Chài; bánh kẹo; giò chả, tương, bún... Trong đó có 5 làng nghề, làng nghề truyền thống được Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận.

Ngoài ra, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020, giai đoạn 2020 - 2025 đã phát huy các sản phẩm có lợi thế, có giá trị giá trị kinh tế cao.

Đến nay, huyện Đông Anh đã có 172 sản phẩm của 42 chủ thể được công nhận sản phẩm OCOP. Việc đẩy mạnh chương trình OCOP tại địa phương đã đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần quan trọng vào thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển làng nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.