Một số cây xăng trên địa bàn TP.HCM ngừng hoạt động do thua lỗ Đề xuất cấm chủ đầu tư làm dự án chung cư mới nếu vi phạm nhiều lần về quản lý, sử dụng nhà chung cư Hơn 190.000 lượt khách tham gia Ngày hội Du lịch TP.HCM

Cụ thể, kết quả khảo sát của HUBA cho thấy có 41,2% doanh nghiệp đang gặp khó khăn do thị trường bị thu hẹp, 17,6% đối diện vấn đề nguyên liệu đầu vào tăng, 11,2% thiếu nguồn nhân lực phù hợp, 17,6% thiếu vốn kinh doanh, 5,9% thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh.

Về tình hình người lao động, có 64,7% doanh nghiệp cam kết giữ nguyên được số lao động hiện có, 17,6% danh nghiệp có xu hướng cắt giảm lao động. Khoảng 70% doanh nghiệp cho rằng chính sách phát triển của Nhà nước về môi trường kinh doanh của TP.HCM hiện nay cơ bản ổn, có tác động tốt vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hơn 41% doanh nghiệp ở TP.HCM gặp khó khăn do thị trường thu hẹp
Người lao động TP.HCM khó tìm việc sau Tết Nguyên đán 2023.

Báo cáo của HUBA cũng nhắc khó khăn của một số ngành cụ thể như lương thực thực phẩm. Theo đó, đơn hàng đầu năm tiếp tục giảm và dự kiến còn giảm trong quý 2/2023 với mức giảm khoảng 4%. Nguyên nhân do sụt giảm tiêu thụ xuất khẩu toàn cầu, từ đầu năm đến nay lượng hàng xuất khẩu giảm, tiêu thụ nội địa giảm sâu do sức mua yếu dù Sở Công thương TP.HCM và các doanh nghiệp thúc đẩy các chương trình kích cầu nhưng không khả quan.

Với dệt may, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn do thiếu hụt dòng tiền, không tiếp cận được vốn vay, nhiều doanh nghiệp không được giải ngân, chuyển nợ xấu. Do vậy, từ giữa 2022 đến nay, các doanh nghiệp không đầu tư và có xu hướng bán lại, làm mất thương hiệu. Dự báo các tháng sắp tới sẽ là giai đoạn khó khăn chồng chất đối với doanh nghiệp ngành dệt may.

Trong khi đó, ngành cơ khí điện có tình trạng chung là đơn hàng giảm, có doanh nghiệp giảm đến 50%. Thậm chí, đơn hàng nội địa xuất khẩu tại chỗ giảm từ 30% - 40%. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp Việt Nam bị cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp FDI, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, các doanh nghiệp phải cắt giảm giờ làm, cắt giảm lao động nhằm giảm chi phí để tồn tại.

Đối với lĩnh vực bất động sản, HUBA đánh giá hiện đang bị đóng băng, doanh nghiệp thiếu hụt dòng tiền gây ảnh hưởng dây chuyền trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp thiếu tiền trả cho nhà thầu, trả lãi ngân hàng, trả lương cho người lao động... Ngoài ra, có 40% doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng đang trong tình trạng không hoạt động được, khả năng đến cuối năm 2023 sẽ có nhiều doanh nghiệp phá sản nếu không có gì thay đổi.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, HUBA kiến nghị ngân hàng Nhà nước có giải pháp cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn khó khăn. Bên cạnh đó, sớm có hướng dẫn cho doanh nghiệp kinh doanh nhà ở xã hội thủ tục vay vốn từ gói hỗ trợ 120.000 tỉ đồng.

Cùng với đó, HUBA kiến nghị Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách gia hạn nợ vay 1 năm 2023 đối với các khoản vay trung và dài hạn. Đặc biệt, cần áp dụng chính sách ân hạn 1 năm thay vì gộp trả nợ ngay trong năm sau như lần hỗ trợ 2021 vì càng làm doanh nghiệp khó khăn thêm. Theo đó, thời gian của hợp đồng vay cũng kéo dài thêm tương ứng với thời gian ân hạn mà không làm thay đổi phải trả từng kỳ theo lịch trả nợ trước đó.

Đồng thời để giải quyết tình hình hết sức khó khăn của doanh nghiệp hiện nay, Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp hạ lãi suất huy độn vốn của các ngân hàng thương mại, khống chế tỷ lệ "bên độ lãi ròng" ở mức 3% nhằm hạ lãi suất cho vay.