Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng sen trên vùng đất trũng Phụ nữ Thanh Oai ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp xanh

Sau 2 năm triển khai, mô hình đã phát huy được hiệu quả. Mô hình chăn nuôi dê sinh sản của gia đình ông Cấn Văn Phúc (thôn 1 Yên Bình, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội) là một ví dụ.

Hướng phát triển kinh tế mới từ mô hình nuôi dê sinh sản
Năm 2021, hộ gia đình ông Cấn Văn Phúc được Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất lựa chọn tham gia mô hình Chăn nuôi dê sinh sản dưới tán rừng và vùng đệm do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai.
Hướng phát triển kinh tế mới từ mô hình nuôi dê sinh sản
Với lợi thế có quỹ rừng phòng hộ lớn, đàn dê của ông Phúc sinh trưởng tốt, ít chịu tác động của dịch bệnh.
Hướng phát triển kinh tế mới từ mô hình nuôi dê sinh sản
Sau 2 năm triển khai chăn nuôi dê sinh sản, ông Phúc đánh giá cao hiệu quả của mô hình. Dê là loài động vật ăn tạp do đó nguồn thức ăn luôn phong phú, sẵn có trong tự nhiên, không mất vốn đầu tư. Từ 11 con dê giống ban đầu, đến nay, ông Phúc đã phát triển đàn dê với số lượng gần 50 con.
Hướng phát triển kinh tế mới từ mô hình nuôi dê sinh sản
Lá xoan là loại thức ăn ưa thích của dê.
Hướng phát triển kinh tế mới từ mô hình nuôi dê sinh sản
Đặc biệt, dê sinh sản nhanh (1 năm cho 3 lứa) trong khi đó, nhu cầu của thị trường lớn nên mang lại giá trị kinh tế cao. Ông Phúc tiết lộ, với mỗi con dê trưởng thành sẽ đạt từ 25-30 kg. Hiện nay, ông Phúc đang bán dê hơi với giá 160 nghìn đồng/kg. Như vậy, với 15 dê nái, ông Phúc có thể mang về thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Hướng phát triển kinh tế mới từ mô hình nuôi dê sinh sản
Được biết, mô hình Chăn nuôi dê sinh sản dưới tán rừng và vùng đệm được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai từ năm 2020 đến nay. Theo đó, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã xây dựng và triển khai 3 dạng mô hình Chăn nuôi dê sinh sản với tổng quy mô 682 con dê (620 con dê cái, 62 dê đực) thực hiện tại 11 xã tại các huyện Thạch Thất, Mỹ Đức, Sóc Sơn và Thị xã Sơn Tây với 46 hộ tham gia.
Hướng phát triển kinh tế mới từ mô hình nuôi dê sinh sản
Bà Vương Thị Chung, Phó Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất cho biết, sau thời gian triển khai, mô hình Chăn nuôi dê sinh sản tương đối phù hợp với quy hoạch phát triển vùng, đặc biệt là vùng miền núi và vùng đệm như huyện Thạch Thất. Thời gian tới, Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất sẽ tiếp tục tuyên truyền, mở rộng quy mô chăn nuôi dê sinh sản tới các hộ gia đình trên địa bàn, từ đó giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.