Liên kết tiêu thụ sản phẩm: Giải pháp giữ nhịp tăng trưởng cho nông nghiệp Thủ đô Tăng cơ hội cho lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài Hàng trăm sản phẩm nông nghiệp được trưng bày tại Đại hội đại biểu Hội Nông dân Thành phố

Từ các mô hình kinh tế hiệu quả

Thời gian qua, trang trại Hà Dần (xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã và đang phát huy hiệu quả kinh tế cao trong việc trồng, cung ứng giống cây bưởi Đường đào riêng có. Trong những năm qua, mặc cho giá các loại bưởi khác lên xuống thất thường, bưởi Đường đào của trang trại Hà Dần vẫn giữ giá ổn định.

Trang trại Hà Dần rộng khoảng 3ha, bao gồm cả diện tích trồng bưởi và diện tích mặt nước nuôi cá. Trang trại bắt đầu được xây dựng dần từ năm 1989. Sau một thời gian dài học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm trang trại Hà Dần đã tạo ra được giống cây bưởi Đào đường cho giá trị kinh tế cao. Bưởi Đường đào phát triển nhanh, khỏe, khả năng ra trái, đậu quả tốt hơn nhiều giống bưởi khác.

Hiệu quả từ phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Trang trại Hà Dần đã và đang phát huy hiệu quả kinh tế cao trong việc trồng, cung ứng giống cây bưởi Đường đào.

Điểm đặc biệt trong việc trồng, chăm sóc cây bưởi Đường đào tại trang trại Hà Dần là chủ trang trại đã áp dụng công nghệ tưới tiêu tự động sớm. Ngay từ năm 2014, chủ trang trại đã áp dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong việc trồng và chăm sóc cây bưởi. Với mô hình này, trang trại không chỉ đảm bảo chủ động tưới tiêu cho cây mà còn tiết giảm được nhân công.

Qua thực tế, mô hình này tiết giảm được 80% chi phí nhân công. Quá trình tưới tiêu, hoàn toàn có thể kiểm soát được qua hệ thống camera theo dõi gắn tại nhiều vị trí trong vườn.

Bên cạnh đó, từ năm 2017, trang trại đã áp dụng các chế phẩm sinh học, không sử dụng phân bón hóa học nên sản phẩm vừa có chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng. Hiện nay, ngoài bán bưởi, trang trại còn cung cấp giống, hỗ trợ quy trình chăm sóc cho người dân có nhu cầu trồng bưởi.

Phát huy hiệu quả chuỗi liên kết nông sản

Bên cạnh việc áp dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua, nhằm nâng cao đời sống người dân, huyện Thạch Thất đã quy hoạch vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn và hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ bên cạnh xúc tiến thương mại. Nhờ đó, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Theo đó, huyện đã chỉ đạo các xã xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết chuỗi giá trị hàng hóa đối với sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Hương Ngải Nguyễn Đỗ Ban cho biết, hiện các sản phẩm rau an toàn của hợp tác xã không chỉ được huyện hỗ trợ tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), mà còn giúp tìm mối liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Hiệu quả từ phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Những năm qua, với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, huyện Thạch Thất luôn chú trọng phát triển các mô hình kinh tế theo quy hoạch.

Đến nay, hợp tác xã đã ký kết được hợp đồng với Công ty An Việt (quận Nam Từ Liêm), Công ty Minh An (quận Bắc Từ Liêm) và những bếp ăn tập thể trên địa bàn để tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả. Hiện trung bình mỗi tuần hợp tác xã cung cấp hơn 1 tấn rau, củ, quả cho các siêu thị, giúp nâng giá trị trên 1ha canh tác đạt 300 triệu đồng/năm.

Hiện tại, huyện đã hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, gồm: Sản xuất lúa chất lượng cao quy mô 690ha tại các xã Canh Nậu, Dị Nậu, Hương Ngải; sản xuất rau an toàn, quy mô 285ha ở các xã Tiến Xuân, Hương Ngải, Dị Nậu, Yên Bình, Yên Trung; sản xuất cây ăn quả giá trị kinh tế cao, quy mô hơn 300ha tại các xã Bình Yên, Kim Quan, Lại Thượng...

Để bảo đảm đầu ra cho sản phẩm, huyện đã hỗ trợ các hợp tác xã duy trì và phát triển 6 chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, như: Chuỗi sản xuất 10ha rau an toàn và trồng 15ha khoai tây vụ xuân làm giống của Hợp tác xã Nông nghiệp Hương Ngải; nuôi lợn hương quy mô 50 con lợn nái, duy trì 300 con thương phẩm ở xã Bình Yên; sản xuất rau, trồng đu đủ tại xã Dị Nậu; lúa hàng hóa chất lượng cao với diện tích 30ha của các xã Chàng Sơn, Lại Thượng, Bình Phú, Phú Kim, Kim Quan... cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm.

Ông Đỗ Xuân Nhung, chủ trang trại chăn nuôi ở xã Phú Kim chia sẻ, bên cạnh việc xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, huyện còn hỗ trợ các chủ thể tham gia chuỗi liên kết về vốn để mở rộng quy mô sản xuất; xây dựng thương hiệu, gắn mã QR truy xuất nguồn gốc; tư vấn tham gia Chương trình OCOP.

Được biết, hằng năm, huyện Thạch Thất đã bố trí ngân sách hợp lý đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp; khuyến khích kêu gọi các các đơn vị, doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu tạo liên kết chuỗi giá trị để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững và giúp nông dân nâng cao thu nhập. Ngoài ra, huyện hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân xây dựng thương hiệu sản phẩm, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại... để đưa các mặt hàng nông sản có thế mạnh vào hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích.