Tác động của việc đồng euro mất giá đối với các ngành hàng xuất khẩu Vướng hàng rào kỹ thuật, nông sản Việt Nam ít vào được Thái Lan Đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu trong bối cảnh 'bão giá'

Tại hội nghị, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát năm 2020 và lan rộng ra khắp thế giới gây ảnh hưởng đến nền kinh tế các nước, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, thiếu hụt nguyên liệu... dẫn tới ngưng trệ sản xuất, gián đoạn thị trường, khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp với tình hình mới.

Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp miền Trung – Tây Nguyên với các doanh nghiệp xuất khẩu - Ảnh 1.
Lễ khai mạc hội nghị kết nối giao thương - Ảnh: VGP/Minh Trang

Việc triển khai các đề án cấp quốc gia về xúc tiến thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã ở các địa phương là hết sức cần thiết nhằm kết nối giao thương, tăng cường kết nối cung cầu nội địa, tiêu thụ sản phẩm trong nước, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước với sức tiêu thụ của người dân. Đồng thời hỗ trợ các nhà cung ứng địa phương kết nối với các doanh nghiệp chế biến, thu mua xuất khẩu, các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế, qua đó các sản phẩm tiềm năng của các địa phương tại Việt Nam sẽ dần dần thâm nhập và phát triển tại thị trường quốc tế.

Ông Vũ Bá Phú kỳ vọng, với sự tham gia của hơn 250 doanh nghiệp từ 16 địa phương đang cung ứng nguồn hàng chất lượng cao cho thị trường trong nước và xuất khẩu, chương trình kết nối sẽ cung cấp thông tin, giải pháp hiệu quả thiết thực giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh cung ứng hàng hóa trực tiếp vào các mạng lưới phân phối trong nước, ngoài nước và tham gia hiệu quả chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

Theo bà Lê Thị Kim Phương, Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu TP. Đà Nẵng ước đạt trên 1 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2021. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thành phố gồm dệt may, thủy sản, thiết bị điện và sản phẩm điện tử, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm gỗ, cao su thành phẩm, đồ chơi trẻ em đều có mức tăng trưởng ấn tượng trong 6 tháng năm 2022 với mức tăng trung bình trên 20%. Đến nay, các doanh nghiệp Đà Nẵng đã xuất khẩu đi khoảng 120 quốc gia, vùng lãnh thổ; trong đó, chủ yếu tập trung ở các thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU..

Bà Phương cho biết thêm, hội nghị hôm nay cùng với chuỗi các hoạt động kết nối giao thương, trưng bày giới thiệu sản phẩm tổ chức tại TP. Đà Nẵng sẽ góp phần hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp khu vực miền Trung-Tây Nguyên nói chung, doanh nghiệp Đà Nẵng nói riêng tìm được cơ hội hợp tác, xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm của doanh nghiệp trực tiếp hoặc thông qua các hệ thông phân phối nước ngoài, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của mỗi địa phương.

Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp miền Trung – Tây Nguyên với các doanh nghiệp xuất khẩu - Ảnh 3.
Khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên - Ảnh: VGP/Minh Trang

Trong khuôn khổ chương trình, từ ngày 14-17/7, tại khuôn viên Bờ Đông cầu Rồng (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng), Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung-Tây Nguyên tổ chức khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu, các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu của 16 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung-Tây Nguyên gồm Bình Định, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Kon Tum, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế với sự tham gia của khoảng hơn 300 nhà cung cấp, doanh nghiệp.

Theo Minh Trang/chinhphu.vn

https://baochinhphu.vn/ket-noi-giao-thuong-giua-nha-cung-cap-mien-trung-tay-nguyen-voi-cac-dn-xuat-khau-102220715131208201.htm