Ngắm con đường hoa giấy nở rộ đẹp như cổ tích ở phố biển Sắc xuân trên làng nghề làm nhang nức tiếng tại Khánh Hòa Những nữ "phu cá" ở cảng Hòn Rớ

Theo đó, mục tiêu của quy hoạch là đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.

GRDP bình quân đầu người đạt nhóm 15 tỉnh, thành phố cao nhất cả nước. Quy mô dân số toàn tỉnh khoảng 1,4 triệu người; số lao động có việc làm tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 11.000 đến 12.000 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo 90%...

Một góc thành phố Nha Trang. (Ảnh: Hương Thảo)
Một góc thành phố Nha Trang. (Ảnh: Hương Thảo)

Tầm nhìn đến năm 2050, Khánh Hòa là một trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước; là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc, ngang tầm khu vực châu Á. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2031-2050 đạt khoảng 5%/năm; GRDP bình quân đầu người đến năm 2050 đạt 690 triệu đồng. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 75-80%.

Theo Quyết định quy hoạch, đến năm 2030, Khánh Hòa có 2 đô thị loại I là thành phố Nha Trang và Đô thị mới Cam Lâm; 1 đô thị loại II là TP. Cam Ranh; 1 đô thị loại III, 2 đô thị loại IV và các đô thị loại V.

Trong đó, thành phố Nha Trang là đô thị hạt nhân; thành phố Cam Ranh là đô thị du lịch - logistics; huyện Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế; huyện Vạn Ninh trở thành đô thị du lịch biển cao cấp; thị xã Ninh Hòa là đô thị công nghiệp; huyện Diên Khánh là đô thị sinh thái, văn hóa truyền thống.