Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hướng đến sự bình đẳng giữa các chủ thể sử dụng đất Nghị quyết Trung ương 5 về đất đai: Đột phá mang tính bước ngoặt về tư duy Ngăn đầu cơ bất động sản bằng cách nào?

Theo đó, nhằm hoàn thiện chính sách về đất đai theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Đại diện VCCI nhận định, Luật Đất đai là một trong những đạo luật lớn, quan trọng, tác động sâu rộng tới đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh của đất nước.

Sau hơn 8 năm triển khai thực hiện, Luật Đất đai 2013 đã thực hiện được “sứ mệnh” của mình, khi tạo ra khung khổ pháp lý hoàn thiện hơn trong lĩnh vực đất đai, nguồn lực đất đai được khai thác, sử dụng hiệu quả hơn cho phát triển kinh tế - xã hội; tạo sự bình đẳng hơn giữa các chủ thể sử dụng đất; xây dựng và phát triển thị trường quyền sử dụng đất; các chính sách về tài chính đất đai đã góp phần quan trọng thu hút đầu tư, đặc biệt là ở những nơi vùng sâu, vùng xa, những vùng kinh tế khó khăn;

Luật Đất đai sửa đổi nếu không bảo vệ tốt hơn quyền lợi người dân thì chưa vội ban hành
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, mục tiêu sửa đổi Luật Đất đai lần này nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng về quản lý và sử dụng đất đai.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã trở thành công cụ quan trọng để Nhà nước thống nhất quản lý, phân bổ và sử dụng đất đai. Tuy nhiên, với sự thay đổi rất nhanh của cuộc sống, Luật Đất đai 2013 cũng đã bộc lộ các vướng mắc, bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Trên quan điểm này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chia sẻ, mục tiêu sửa đổi Luật Đất đai lần này nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng về quản lý và sử dụng đất đai. Phải xây dựng Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi theo hướng tạo được sự hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

“Tinh thần của Luật Đất đai (sửa đổi) là nếu không làm được tốt hơn cho người dân, không bảo vệ được tốt hơn quyền lợi cho dân, không đảm bảo lợi ích cho nhà nước, không giải quyết được công bẳng cho các đối tượng thì chưa nên ban hành luật. Luật phải ích nước, lợi nhà, đảm bảo tính ổn định, bền vững. Ban soạn thảo luôn luôn lắng nghe, không có hạn chế nào trong góp ý”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nêu quan điểm.

Đáng chú ý, tại Hội thảo này, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho rằng, cần làm rõ thế nào được cho là giá phổ biến trên thị trường để làm căn cứ điều chỉnh bảng giá đất. Bởi hiện nay, giá đất trên thị trường luôn luôn có sự biến động từng ngày. Việc biến động giá đất trên thị trường xuất phát từ nhiều lý do và luôn có tình trạng cố tình thổi giá.

Nhiều ý kiến khác cũng nêu quan điểm, phải sớm bổ sung cơ chế về tài chính để chống đầu cơ đất đai, bởi hiện nay, giá đất không phù hợp với điều kiện kinh tế hiện trạng.