Năm học 2024 - 2025, mức đóng BHYT học sinh, sinh viên sẽ tăng lên bao nhiêu?
Theo Khoản 4 Điều 12 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014, học sinh, sinh viên là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và sẽ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng (hỗ trợ từ 30% đến 100% mức đóng tùy thuộc nhóm đối tượng ưu tiên).
Theo quy định của Luật BHYT hiện hành, học sinh, sinh viên là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc. |
Về mức đóng, theo quy định, mức đóng BHYT học sinh, sinh viên bằng 4,5% mức lương cơ sở nhân với số tháng tương ứng thời hạn sử dụng của thẻ BHYT.
Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, phần còn lại (70%) là cá nhân tự đóng. Cụ thể:
Mức đóng: 2.340.000 đồng x 4,5% = 105.300 đồng/người/tháng
Học sinh, sinh viên tự đóng 70%: 105.300 đồng x 70% = 73.710 đồng/người/tháng (tương đương 884.520 đồng/năm).
Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30%: 105.300 đồng x 30% = 31.590 đồng/người/tháng (tương đương 379.080 đồng/năm).
Bên cạnh đó, một số tỉnh, thành phố tiếp tục hỗ trợ thêm từ ngân sách địa phương.
Quyền lợi khi học sinh, sinh viên đi khám chữa bệnh
Khi tham gia BHYT, học sinh, sinh viên sẽ được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT.
Học sinh, sinh viên sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh nếu:
+ Khám chữa bệnh tại tuyến xã (Trạm Y tế xã, phường, thị trấn).
+ Tổng chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (351.000 đồng).
+ Có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (14.040.000 đồng).
Trường hợp đi khám chữa bệnh trái tuyến:
+ Học sinh, sinh viên được hưởng 40% chi phí trong phạm vi quyền lợi hưởng đến khi điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương.
+ Học sinh, sinh viên được hưởng 100% chi phí trong phạm vi quyền lợi hưởng khi điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh.
+ Học sinh, sinh viên được hưởng 100% chi phí trong phạm vi quyền lợi hưởng khi điều trị ngoại trú, nội trú tại bệnh viện tuyến huyện.
Bình luận