Ngành bán lẻ TP.HCM khởi sắc sau 2 năm đại dịch Covid-19 Trong ngắn hạn, cổ phiếu ngành bán lẻ có thể sẽ ảnh hưởng từ áp lực lạm phát

Sài Gòn Co.op là một trong ít nhà bán lẻ lớn nhất của Việt Nam vừa công bố mục tiêu doanh số năm 2023 chỉ tăng 4% so với năm trước. Mặc dù doanh số năm 2022 của Sài Gòn Co.op đạt 30.000 tỷ đồng, nhưng vẫn chưa đạt tới 100% kế hoạch đề ra.

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) mới đây công bố kế hoạch doanh thu thuần năm nay đạt khoảng 135.000 - 150.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 4.200 - 4.700 tỷ đồng, không cao hơn bao nhiêu so với con số thực hiện trong năm 2022 là 134.722 tỷ đồng doanh thu và 4.100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Chưa kể những chỉ tiêu kinh doanh này được đưa ra dựa trên kịch bản dự phóng sản xuất, tiêu dùng tích cực và phục hồi từ quý III hoặc IV năm nay.

nganh ban le de dat voi muc tieu kinh doanh
Chi phí vốn giảm, doanh nghiệp sẽ có điều kiện giảm giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng tăng lên

Ông Nguyễn Anh Đức - Tổng giám đốc Sài Gòn Co.op cho biết, năm qua mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng cả nước tăng 15% so với năm trước, nhưng Sài Gòn Co.op tăng trưởng rất khiêm tốn. Nguyên do sau khi nước ta kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 một lượng người tiêu dùng trước đây, tiêu dùng hàng hóa dịch vụ cao cấp nay họ chỉ mua bán hàng hóa dịch vụ thiết yếu. Sự chuyển dịch chi tiêu từ những món hàng đắt tiền sang những món hàng có giá bình dân, tiết kiệm hơn làm cho các doanh nghiệp cũng phải thay đổi và cấu trúc lại sản xuất hàng hóa.

“Qua theo dõi những năm gần đây, thương mại điện tử thường “lấy đi” từ 3-4% thương mại truyền thống mỗi năm. Thế nhưng trên tổng cầu của nhà bán lẻ gần như không thay đổi. Vì người tiêu dùng trước đây đi mua sắm tại quầy thì nay công nghệ phát triển, họ ngồi nhà mua sắm qua kênh trực tuyến (online) chỉ thay đổi nền tảng mua sắm không tăng nhu cầu”, ông Đức nhìn nhận và cho biết: Sài Gòn Co.op vẫn đang đầu tư mạng lưới điểm bán lẻ song song với phát triển bán hàng trực tuyến để phục vụ cả hai nhu cầu cho người tiêu dùng.

Theo ông Nguyễn Anh Văn, làm việc cho một công ty môi giới và tìm mặt bằng cho thuê, mô hình cửa hàng tiện lợi lỗ nặng, chủ các chuỗi đã phải thu hẹp mạng lưới buôn bán lại để cắt lỗ. Ông Văn dẫn chứng: chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh dần đóng cửa, hay tòa tháp Bitexco là biểu tượng của TP.HCM hiện trống trơ từ tầng 1 đến tầng 6 không có người thuê. Mặc dù ban quản lý tòa nhà đưa ra lý do là tạm thời ngưng cho thuê mặt bằng để tu sửa bảo dưỡng, nâng cấp nhưng các nhà bán lẻ ở các tầng này cho biết, họ đã cắt hợp đồng thuê từ năm ngoái.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp trong nước còn chịu sức ép cạnh tranh của các thương hiệu bán lẻ ngoại đang ngày một nóng hơn. Các nhà bán lẻ trong nước kêu than: quy hoạch mạng lưới bán lẻ có vấn đề khi cho phép những đại siêu thị như Aone tiếp cận trung tâm thành phố ngày một nhiều. Trong khi Aone ở trên chính nước Nhật cũng chỉ được phép mở ngoài trung tâm thành phố, trong nội đô chỉ được phép mở cửa hàng tiện lợi. Thế nhưng, Aone đến Việt Nam hiện nay lại được nhiều cơ chế thuận lợi; và mô hình giao hàng tận nhà của những đại siêu thị này đã xóa nhòa đi khoảng cách điểm bán lẻ giữa nội đô và ngoại ô.

Báo cáo tiêu dùng của ngân hàng HSBC phát hành gần đây đưa ra nhận định, áp lực giá tăng cao và tỷ lệ tiết kiệm giảm có thể khiến một bộ phận người tiêu dùng trở nên thận trọng hơn. Thực tiễn tại Việt Nam, thị trường bán lẻ năm qua còn khó khăn hơn khi chi phí vận hành của hệ thống bán lẻ vẫn cao, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Báo cáo về triển vọng ngành bán lẻ của SSI Research nhận định, các sản phẩm tiêu dùng sẽ tiếp tục ảm đạm đến hết nửa đầu năm 2023 do người tiêu dùng đứng trước áp lực giá điện và các chi phí học đường tăng. Đồng quan điểm, một chuyên gia kinh tế ở TP.HCM dự báo, mặt hàng tiêu dùng gia dụng và sản phẩm thực phẩm sẽ phục hồi từ quý III khi các áp lực tăng giá giảm bớt và từ ngày 1/7/2023 thời điểm tăng lương sẽ kích thích mua sắm phục hồi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đang có cơ hội tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn khi các ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Chi phí vốn giảm, doanh nghiệp sẽ có điều kiện giảm giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng nhiều hơn… các doanh nghiệp bán lẻ có cơ hội phát triển trở lại.

Theo Hải Nam/thoibaonganhang.vn

https://thoibaonganhang.vn/nganh-ban-le-de-dat-voi-muc-tieu-kinh-doanh-136793.html