Phấn đấu tăng trưởng quý III đạt kịch bản 6,5-7,4%
Xuất khẩu cá ngừ tăng trưởng “thần tốc” Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong thị trường trung tâm dữ liệu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương |
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024 ngày 5/8, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2024, phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công; triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhìn chung kinh tế nước ta 7 tháng đã phục hồi tương đối rõ nét trên các lĩnh vực, đạt nhiều kết quả quan trọng, được các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đánh giá cao. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.
Ảnh minh hoạ. |
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 7 tháng tăng 4,12% so với cùng kỳ, trong mức kiểm soát theo mục tiêu của Quốc hội; tác động của chính sách tiền lương mới là không đáng kể. Tỷ giá được điều hành linh hoạt, kịp thời, hài hòa với điều hành lãi suất.
Thu ngân sách nhà nước 7 tháng ước đạt 69,8% dự toán, tăng 14,6% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu 7 tháng tăng lần lượt 17,1%, 15,7% và 18,5%; ước xuất siêu 14,08 tỷ USD. Các cân đối lớn được bảo đảm; bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài trong giới hạn cho phép.
Về phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 31/7/2024, các bộ, cơ quan và địa phương đã phân bổ chi tiết 642,7 nghìn tỷ đồng, đạt 96% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Số vốn chưa phân bổ chi tiết là 26,5 nghìn tỷ đồng, bao gồm: vốn ngân sách trung ương là 6,1 nghìn tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 20,4 nghìn tỷ đồng.
Ước thanh toán đến 31/7/2024 là khoảng 232,1 nghìn tỷ đồng, đạt 34,68% kế hoạch (cùng kỳ năm 2023 đạt 37,85%). Có 33 bộ, cơ quan trung ương và 25 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn trung bình của cả nước.
Về triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, đến hết tháng 7/2024, các bộ, cơ quan, địa phương đã phân bổ chi tiết khoảng 26.345,48 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư (đạt 97% kế hoạch) và 19.678,933 tỷ đồng vốn sự nghiệp (đạt 100% dự toán) cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Ước giải ngân vốn đầu tư công khoảng 11.841 tỷ đồng, đạt khoảng 44% kế hoạch.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định, khó khăn, thách thức trong thời gian tới còn rất lớn; các động lực tăng trưởng chưa có sự bứt tốc rõ nét.
Ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro, áp lực tỷ giá vẫn là thách thức lớn, tỷ lệ nợ xấu nội bảng vẫn ở mức cao, yêu cầu chính sách tiền tệ phải dành nhiều nguồn lực hơn để ứng phó. Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn.
Bên cạnh đó, thể chế, pháp luật mặc dù được tích cực thay đổi nhưng vẫn còn có những vướng mắc, bất cập, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn.
Bình luận