Quảng Nam: Xử lý dự án trong khu, cụm công nghiệp chậm tiến độ
Tỉnh Quảng Nam ý kiến vị trí 3 nhà ga dự án đường sắt tốc độ cao qua địa bàn Đất nền và căn hộ ở Đà Nẵng không có nguồn cung mới, giao dịch ảm đạm |
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Nam, đối với dự án thực hiện trong các KCN, hầu hết các dự án đã có mặt bằng sạch, nhà đầu tư thứ cấp ký hợp đồng thuê lại đất của doanh nghiệp chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN nên việc xử lý các vấn đề phát sinh phải thực hiện trên nguyên tắc tuân thủ nội dung hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Trường hợp dự án đã đi vào hoạt động một thời gian nhưng do hoạt động không hiệu quả, nhà đầu tư gặp khó khăn phải tạm dừng dự án: Ban Quản lý các Khu kinh tế và KCN (Ban Quản lý) làm việc với nhà đầu tư để xác định nguyên nhân, khó khăn, vướng mắc, nắm bắt nguyện vọng và đề xuất, kiến nghị của nhà đầu tư để có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
UBND tỉnh cho rằng, có thể theo một số giải pháp như: Nhà đầu tư thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp hoặc thực hiện thủ tục điều chỉnh mục tiêu, quy mô dự án để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh; chuyển đổi một phần nhà xưởng không sử dụng hết sang nhà xưởng cho thuê để cho nhà đầu tư khác thuê lại theo quy định của pháp luật,…hoặc đề xuất xử lý chấm dứt hoạt động đối với dự án.
UBND tỉnh đề nghị Ban Quản lý yêu cầu các doanh nghiệp chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng các KCN phải quy định trong hợp đồng cho thuê lại đất các nội dung xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thứ cấp không thực hiện dự án đúng tiến độ hoặc không đưa dự án vào hoạt động.
(Ảnh minh họa: Văn Luận) |
Với CCN do UBND cấp huyện, đơn vị sự nghiệp cấp huyện làm chủ đầu tư, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo: Đối với các dự án đã có mặt bằng sạch nhưng nhà đầu tư chậm triển khai thực hiện thì giao Chủ tịch UBND tổ chức thanh tra, kiểm tra để báo cáo, kiến nghị UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định hiện hành của pháp luật.
Đối với các dự án chậm tiến độ do vướng mắc, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, trường hợp có khả năng giải phóng mặt bằng thì UBND cấp huyện xem xét từng trường hợp cụ thể để yêu cầu nhà đầu tư thực hiện thủ tục gia hạn tiến độ thực hiện dự án. UBND cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư.
Còn với trường hợp không có khả năng giải phóng mặt bằng thì UBND cấp huyện có trách nhiệm thông báo cho nhà đầu tư và báo cáo UBND tỉnh cho ý kiến về đề nghị nhà đầu tư thực hiện thủ tục tự chấm dứt hoạt động dự án do không giải phóng mặt bằng được.
Đối với dự án chậm tiến độ trong CCN do doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng, UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương kiểm tra, yêu cầu chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng CCN khẩn trương hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư thứ cấp đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.
Trường hợp không bàn giao được mặt bằng cho nhà đầu tư thứ cấp, yêu cầu chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng CCN có trách nhiệm làm việc với nhà đầu tư thứ cấp để giải quyết theo hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Bình luận