Chậm nhất tháng 12/2022 phải hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằng Cảng hàng không Phan Thiết Kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng tuyến Nhổn - Ga Hà Nội Giải phóng mặt bằng nhanh giúp tăng cường tiến độ xây dựng các dự án đường cao tốc Tuyến metro số 2: Giải quyết dứt điểm tái định cư dự án Depot Tham Lương trong tháng 12/2023

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới đây đã ký Công điện số 80/CĐ-TTg ngày 16/8/2024 chỉ đạo tiếp tục quyết liệt triển khai, phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, huy động cả hệ thống chính trị để đẩy nhanh tiến độ công tác GPMB các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.

Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu thi công phối hợp chặt chẽ với địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác GPMB, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng tiến độ yêu cầu.

Quyết liệt đẩy nhanh giải phóng mặt bằng các dự án quan trọng quốc gia
Việc giải phóng mặt bằng đóng vai trò quan trọng giúp các dự án "cán đích" đúng tiến độ.

Để hoàn thành các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải đúng tiến độ đề ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh, thành phố: Tuyên Quang, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương chỉ đạo các sở, ngành, địa phương huy động tối đa nguồn lực, tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc để thu hồi diện tích đất còn lại và bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các dự án: cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, Tuyên Quang - Hà Giang, Hòa Liên - Túy Loan, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt các tỉnh có khối lượng còn lại lớn như Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Tuyên Quang…

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh Hưng Yên, Đồng Tháp, Tiền Giang, Thành phố Hà Nội cần quyết liệt hơn nữa, tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ GPMB để bàn giao cho các dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Cao Lãnh - An Hữu trong tháng 9 năm 2024.

Thủ tướng yêu cầu tập trung nguồn vật tư, nhân lực để triển khai di dời các đường điện cao thế. Trong đó, Bộ Công Thương và EVN hỗ trợ các chủ đầu tư triển khai các thủ tục để sớm hoàn thành hồ sơ di dời đường điện cao thế; EVN đôn đốc các đơn vị thành viên ưu tiên tập trung nguồn vật tư, nhân lực để triển khai di dời các đường điện cao thế; rút ngắn thời gian phê duyệt phương án cắt điện để thực hiện di dời, ưu tiên hoàn thành di dời trong tháng 8/2024 tại các dự án có kế hoạch hoàn thành năm 2025, nhất là tại các địa phương có khối lượng lớn như: Hà Tĩnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Hậu Giang, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh (cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa -Vũng Tàu); cơ bản hoàn thành trước ngày 30/9/2024 với các dự án cao tốc Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Dự án thành phần 1 cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, Đồng Đăng - Trà Lĩnh và hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2024 đối với các dự án Hữu Nghị - Chi Lăng, Dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh - An Hữu.

Bộ Giao thông vận tải được giao nhiệm vụ chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu thi công phối hợp chặt chẽ với địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác GPMB, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng tiến độ yêu cầu.