Chuyện nhà, chuyện riêng phơi lên Facebook, ai sẽ là người gánh hệ lụy? Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế

Phát biểu tại Hội thảo, Giám đốc Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ Ngô Thị Hà cho biết, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ở mức cao, chiếm 26,5% tổng số doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ thường gặp nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp do nam giới làm chủ. Kể cả khi chưa có đại dịch Covid-19, phụ nữ làm chủ các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) gặp nhiều thách thức trong việc tiếp cận thông tin và các nguồn tài chính.

Thách thức tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp nữ làm chủ
Giám đốc Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và Nâng cao năng lực phụ nữ Ngô Thị Hà phát biểu tại Hội thảo.

"Số lượng doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có nhu cầu tiếp cận các nguồn tín dụng cao (66%), nhưng chỉ một phần nhỏ (khoảng 20%) trong số đó có thể tiếp cận được. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhu cầu tiếp cận tín dụng của phụ nữ làm chủ doanh nghiệp càng cao hơn nữa để khôi phục sản xuất, kinh doanh", bà Ngô Thị Hà nhấn mạnh.

Trong bối cảnh đó, Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ (CEPEW) thực hiện nghiên cứu “Thực tiễn triển khai các chính sách đặc thù trong ứng phó với đại dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ từ Tổ chức Tài chính quốc tế, Ngân hàng châu Á và các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” nhằm tìm kiếm những giải pháp tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, đặc biệt để khôi phục sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu và trao đổi hàm ý chính sách và thực tiễn với các bên liên quan, CEPEW và Hiệp hội Nữ doanh nhân thành phố Hà Nội (HNEW) phối hợp tổ chức Hội thảo “Giải pháp tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ” do các chuyên gia đến từ Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tài chính và đại diện doanh nghiệp chia sẻ và cùng thảo luận.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, Việt Nam đã có một số quy định về thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế; và đề ra chỉ tiêu về tỷ lệ nữ làm chủ các doanh nghiệp trong nhiều chiến lược quốc gia về bình đẳng giới từ năm 2011.

Tuy nhiên, các chính sách về hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm các chính sách được ban hành nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 đều trung tính về giới. Do đó, cán bộ tín dụng của các ngân hàng thương mại ứng xử như nhau giữa doanh nghiệp do nam giới và doanh nghiệp do phụ nữ miễn là các doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn.

Thách thức tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp nữ làm chủ
Toàn cảnh của Hội thảo.

Để giúp cho DNNVV do phụ nữ làm chủ phát triển bền vững và vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông qua một số ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ủy quyền như BIDV, VPBank, SHB, SeABank, TPBank và ACB đã và đang thực hiện một số chương trình hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp này.

Các chương trình tín dụng đặc thù dành cho DNNVV do phụ nữ làm chủ đã được đăng tải trên trang thông tin điện tử và đề cập trong báo cáo thường niên năm 2021 của các ngân hàng. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng của hai trong số các ngân hàng này cho biết, họ chưa nắm rõ các chương trình này nên ứng xử như nhau giữa nữ và nam là chủ các doanh nghiệp và chỉ ưu tiên lãi suất đối với doanh nghiệp nào có uy tín tín dụng tốt.

Trong khi đó, vay tiền từ các ngân hàng thương mại, các nữ chủ doanh nghiệp chỉ quan tâm về điều kiện vay, thủ tục vay, lãi suất và thời hạn vay mà ít tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của chương trình tín dụng.

Thách thức tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp nữ làm chủ
Nhiều gian hàng trưng bày tại Hội thảo là sản phẩm thương mại của các doanh nghiệp nữ làm chủ.

Bởi vậy, các ngân hàng thương mại cần có các hướng dẫn cụ thể hơn dưới góc độ bình đẳng giới để cán bộ tín dụng thực hiện tốt hơn các gói tín dụng đặc thù dành cho các DNNVV do phụ nữ làm chủ.

Về chính sách, Chính phủ cần xem xét có gói hỗ trợ lãi suất cho các DNNVV do phụ nữ làm chủ thông qua các ngân hàng thương mại để góp phần thực hiện tốt chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030.