Tháng 10/2022 chỉ số giá tiêu dùng cả nước tăng 0,15%
Sức mua có thể tăng mạnh trong 4 tháng cuối năm Giá xăng dầu giảm mạnh, vì sao giá thực phẩm vẫn cao? Cần phối hợp chặt chẽ các chính sách để kiểm soát lạm phát |
Theo số liệu của ngành Công Thương, CPI trên địa bàn Hà Nội tháng 10/2022 giảm 0,73% so với tháng 9/2022 và tăng 3,73% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 10 tháng năm 2022 tăng 3,51% so với bình quân cùng kỳ năm 2021.
Tháng 10/2022 chỉ số giá tiêu dùng cả nước tăng 0,15%. (Ảnh: Đ.Đ) |
Nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng giảm so với tháng trước chủ yếu do nhóm giáo dục giảm 5,71% (tác động làm giảm CPI chung 0,45%) do các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện giảm học phí năm học 2022-2023 theo Nghị quyết 17/2022/NQ-HĐND ngày 12/9/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố.
Nhóm giao thông giảm 2,06% (tác động làm giảm CPI chung 0,2%) do giá xăng bình quân trong tháng giảm 5,44%, giá dầu diesel giảm 0,6% so với tháng trước. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,75% (tác động làm giảm CPI chung 0,15%) do giá gas tiếp tục giảm 3,95% so với tháng trước, giá điện bình quân giảm 1,27%; nước giảm 0,14%.
Trong tháng 10, 7/11 nhóm hàng có CPI tăng so với tháng trước, tuy nhiên, mức tăng không cao, trong đó, nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,45%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,19%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,14%; văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,12%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,28%.
Cũng trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, 10 nhóm hàng có chỉ số tăng so với tháng trước và chỉ có nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,17% do giá phụ kiện điện thoại thông minh giảm.
Tính chung 10 tháng, chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 2,89% so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân tăng được nhận định là do ảnh hưởng của giá xăng dầu; cụ thể, giá xăng dầu được điều chỉnh 28 đợt, trong đó có 12 đợt giảm giá, xăng A95 giảm 950 đồng/lít so với cuối năm 2021; xăng E5 giảm 1.060 đồng/lít; giá dầu diezen tăng 7.210 đồng/lít; dầu hỏa tăng 7.150 đồng/lít. Tuy nhiên, tính bình quân 10 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước, giá xăng dầu trong nước tăng 36,01%, tác động làm CPI chung tăng 1,3 điểm phần trăm.
Cùng với đó, dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng nên giá ăn uống ngoài gia đình bình quân 10 tháng tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,4 điểm phần trăm.
Trong khi đó, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng 10 tháng năm nay tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0,46 điểm phần trăm. Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu làm cho giá gạo 10 tháng tăng 1,16% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm. Giá các mặt hàng thực phẩm 10 tháng năm 2022 tăng 0,95% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI tăng 0,2 điểm phần trăm…
Bình luận