Cần chính sách hỗ trợ để phát triển cụm công nghiệp làng nghề Học tập kinh nghiệm từ mô hình kinh tế tiêu biểu tại huyện Thường Tín Phát triển du lịch làng nghề ở Nam Bộ: Tạo sức sống mới

Theo báo cáo của huyện Thường Tín, hiện nay trên địa bàn huyện có gần 2.200 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập hoạt động, trong đó chiếm đa số là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có quy mô nhỏ và vừa.

Các doanh nghiệp đã tạo việc làm cho khoảng 23.000 lao động, với riêng các doanh nghiệp hoạt động trong các Cụm công nghiệp đã thu hút gần 10.000 lao động; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn huyện.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, khối doanh nghiệp trên địa bàn đã đóng góp vào tổng thu ngân sách địa phương hơn 135 tỷ đồng; tăng 22% so cùng kỳ năm trước.

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề phát triển
Thường Tín hiện có 126 làng có nghề, trong đó trong đó có 1 làng nghề tiêu biểu cấp thành phố và 48 làng nghề truyền thống. (Ảnh: Tô Quý)

Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn huyện đã tích cực hưởng ứng các phong trào của huyện như phong trào “Toàn dân đoàn kết chung tay xây dựng nông thôn mới”, đóng góp, chung sức cùng huyện trong công tác phòng chống dịch, chương trình giảm nghèo, ủng hộ các gia đình chính sách, trẻ em khuyết tật... góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo an sinh, xã hội trên địa bàn huyện.

Năm 2021-2022, đã có 138 doanh nghiệp tham gia ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 huyện với số tiền gần 4 tỷ đồng.

Về tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh làng nghề, Thường Tín hiện có 126 làng có nghề, trong đó trong đó có một làng nghề tiêu biểu cấp thành phố và 48 làng nghề truyền thống. Trong các làng nghề được công nhận có khoảng 13.000 cơ sở sản xuất và hàng trăm doanh nghiệp tư nhân sản xuất trong lĩnh vực nghề truyền thống, với số lao động tham gia làm nghề khoảng là 31.000 lao động.

Trên địa bàn hiện có 35 nghệ nhân được công nhận trong đó 3 nghệ nhân nhân dân, 5 nghệ nhân ưu tú và 27 nghệ nhân Hà Nội; 2 Hiệp hội là Sơn mài Thành phố và Thêu Thành phố…

Đặc biệt, trên địa bàn huyện cũng có 5 Cụm công nghiệp làng nghề, các làng nghề đóng góp rất lớn vào sự phát triển và ổn định của kinh tế địa phương như tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn với mức thu nhập ổn định, an ninh trật tự xã hội được giữ vững và ổn định.

Tại Hội nghị, các đơn vị doanh nghiệp, các nghệ nhân cùng trao đổi, đối thoại với các đồng chí lãnh đạo huyện, trong đó nêu lên một số vấn đề như: Đề nghị được giải quyết cấp đất thời hạn lâu dài để sản xuất rau sạch; khắc phục tình trạng bỏ hoang ruộng đất; tạo điều kiện mặt bằng đất đai để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Hội doanh nghiệp Thường Tín và một số nghệ nhân mong muốn huyện nên xây dựng các chuỗi du lịch tâm linh gắn với du lịch làng nghề để quảng bá sản phẩm của các làng nghề truyền thống của huyện. Đối với các khu vực làng nghề truyền thống hiện nay vấn đề bãi tập kết nguyên vật liệu còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến mở rộng sản xuất kinh doanh tại các làng nghề truyền thống, cũng như kho bãi lưu trữ, bảo quản sản phẩm.

Hiện nay, nguồn lực lao động tại chỗ đa số là tận dụng những người trình độ học vấn thấp làm việc theo thói quen, thậm chí tay nghề cao. Do đó, hàng năm, huyện nên mở thêm các lớp đào tạo và nhân cấy nghề. Đặc biệt là việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh và các làng nghề truyền thống.

Bên cạnh đó, huyện Thường Tín và thành phố Hà Nội cần có chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy định liên quan đến phát triển các Cụm công nghiệp; xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách ưu đãi về vốn, về đất đai, lao động cũng như thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại trong các Cụm công nghiệp; đầu tư hạ tầng một cách đồng bộ từ đường xá, cấp điện, xử lý chất thải, xử lý môi trường; kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về Cụm công nghiệp một cách tinh gọn, hiệu quả, rõ ràng, tránh bị chồng chéo khi thực hiện kiểm tra, giám sát…

Với tổng số 11 nội dung đề xuất, kiến nghị các đại biểu nêu tại cuộc đối thoại đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín Nguyễn Xuân Minh trả lời cụ thể, làm rõ các vấn đề khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp, các hội, hiệp hội làng nghề đang gặp phải.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Tiến Minh - Bí thư Huyện ủy chỉ rõ, việc tổ chức hội nghị đối thoại là dịp để lãnh đạo cấp ủy, chính quyền lắng nghe ý kiến về những khó khăn, vướng mắc, tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và nghệ nhân để cùng tìm giải pháp tháo gỡ, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp, các cơ sở phát triển sản xuất, kinh doanh.

Bí thư Huyện ủy Nguyễn Tiến Minh cũng nhấn mạnh, huyện cam kết đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chỉ số cải cách hành chính công, cải thiện môi trường đâu tư kinh doanh, phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, phát triển làng nghề, đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, phát triển về mọi mặt để huyện Thường Tín đạt tiêu chí quận của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2025-2030.