Thị trường vẫn còn nhiều rủi ro, nhà đầu tư hạn chế bắt đáy
Bất động sản phát hành trái phiếu doanh nghiệp trở lại sau 1 tháng ‘bất động’ Lãi suất huy động tăng trước áp lực lạm phát và cạnh tranh vốn |
Mức độ rủi ro vẫn đang rất lớn
Kết thúc tuần giao dịch 13/6 - 17/6, VN-Index giảm 66,78 điểm (-5,2%) xuống mốc 1.217,3 điểm. Thanh khoản giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 16.297 tỷ trên HSX, tăng nhẹ 0,52% so với trung bình tuần trước. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index giảm 24.97 điểm (-7,98%) xuống mốc 280,06 điểm.
Áp lực bán bao phủ toàn thị trường, chỉ trừ nhóm ngành Điện, và đây cũng là nhóm ngành tăng điểm duy nhất, tăng 1,5% trong tuần. Còn lại, có đến 20/21 nhóm ngành giảm giá, trong đó giảm mạnh nhất phải kể đến dòng: Chứng khoán ( -23.1%) và Thép ( -20,7%). Nhóm Xây dưng (-14,9%); Nhựa (-13%), BĐS (-12,1%) cũng giảm mạnh đến 2 con số trong tuần.
Kết thúc tuần giao dịch 13/6 - 17/6, VN-Index giảm 66,78 điểm (-5,2%) xuống mốc 1.217,3 điểm |
Diễn biến trong tuần khá tiêu cực nhưng giao dịch của khối ngoại là một tín hiệu khởi sắc. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với lũy kế cả tuần đạt 1.212,04 tỷ đồng trên HSX, tặng nhẹ so với mức 1.146,94 tỷ đồng của tuần trước.
Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Kiến Thiết (CSI), đà giảm thu hẹp đáng kể trong phiên giao dịch cuối tuần, nhưng xét trên biểu đồ tuần cho thấy xu hướng giảm điểm vẫn đang chiếm ưu thế, thể hiện qua thân nến đỏ được hỗ trợ bởi khối lượng cao.
“Mức độ rủi ro vẫn đang rất lớn, dù VN-Index đã giữ vững ngưỡng hỗ trợ 1.200. Tuy vậy, nhà đầu tư vẫn đứng ngoài, hạn chế bắt đáy, thậm chí ưu tiên vị thế căn bán khi thị trường hồi”, chuyên gia của CSI nêu quan điểm.
Thị trường đang có những nhịp điều mạnh
Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) đánh giá mốc hỗ trợ 1.200 điểm của VN-Index ngày càng tỏ ra hiệu quả trong các phiên giao dịch chịu nhiều thử thách gần đây. Mặc dù vậy, khi nhìn sâu trong nội tại thị trường áp lực bán ở phần đa số cổ phiếu vẫn rất lớn khiến cho số nhiều cổ phiếu giảm điểm. Áp lực giảm rõ rệt nhất vẫn tập trung ở ngành Chứng khoán. BĐS, Vật liệu xây dựng… Mốc hỗ trợ 1.200 điểm của VN-Index có thể sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của lực cầu trong tuần giao dịch này giúp thị trường phân hóa và hồi phục trở lại nhưng vẫn có quá ít số cổ phiếu ngược chiều tăng điểm.
“Giai đoạn ngắn hạn hiện tại vẫn đang hàm chứa quá nhiều rủi ro nên chiến thuật hợp lý ở giai đoạn hiện nay chúng tôi vẫn thiên về hướng tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp (<= 50% tài khoản) và chờ đợi cơ hội gia tăng tỷ trọng đang tới gần”, chuyên gia của TVSI cho hay.
Trong khi đó, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS), thị trường chứng khoán đang có những nhịp điều mạnh từ đầu năm 2022 đến nay, kèm theo đó là thanh khoản cũng lùi về mức khá thấp.
Theo thống kê, thanh khoản bình quân phiên trên HOSE đã có xu hướng giảm mạnh từ sau khi đạt đỉnh vào tháng 11 năm ngoái. Trong tháng 5 vừa qua, giá trị giao dịch bình quân chỉ đạt 13.800 tỷ đồng/phiên, thấp nhất kể từ tháng 2/2021. Con số này nếu so với năm 2021 còn thấp hơn rất nhiều, bởi thanh khoản trung bình mỗi phiên trong năm ngoái tới gần 22.000 tỷ đồng. Thậm chí tính riêng 2 tháng cuối năm 2021 thì đã có nhiều phiên mà thanh khoản đạt 30.000 - 40.000 tỷ đồng, cho thấy lượng tiền rút khỏi thị trường chứng khoán khá nhiều. Việc các ngân hàng kiểm soát chặt tín dụng, thị trường bất động sản hạ nhiệt cũng khiến dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán (TTCK) không còn dồi dào như trước, bởi từ trước đến nay thì dòng vốn trên thị trường bất động sản thường có mối liên hệ chặt chẽ với TTCK và một bên gặp khó khăn thì bên còn lại cũng khó có thể ghi nhận diễn biến tích cực.
Chuyên gia của VCBS cho rằng, VN-Index tuần vừa qua chịu áp lực bán chủ động liên tiếp khiến cho chỉ số chung giảm điểm sâu về khu vực 1.210. Thanh khoản có phần sụt giảm cho thấy dòng tiền đang rút ra, nhất là trước sự biến động của thị trường cũng như những thông tin vĩ mô tiêu cực trên thế giới. Hiện tại, vùng hỗ trợ mạnh 1.200 vẫn đang trụ vững nên hy vọng về đợt phục hồi ngắn hạn vẫn còn. Tuy nhiên, nếu VN-Index đánh mất vùng điểm số này thì rủi ro chỉ số lùi về 1.170 hoặc xấu hơn là 1.130 tương ứng với 2 mốc Fibonacci mở rộng 0.382 và 0.5 là khá cao.
“Các nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát thị trường, hạn chế bắt đáy và chỉ nên nắm giữ những cổ phiếu thuộc nhóm ngành có lực cầu tốt như điện, nước, dịch vụ thiết yếu để chờ đợi thị trường cho tín hiệu ổn định hơn rồi mới cân nhắc tới chuyện gia tăng trở lại tỷ trọng cổ phiếu so với tiền mặt”, chuyên gia của VCBS khuyến nghị./.
Theo Diệp Diệp/VOV.VN
https://vov.vn/kinh-te/thi-truong-van-con-nhieu-rui-ro-nha-dau-tu-han-che-bat-day-post951452.vov
Bình luận