Không siết chặt hay hạn chế trái phiếu doanh nghiệp Vốn FDI và xu hướng mua cổ phần doanh nghiệp bất động sản Việt Nam Thị trường bất động sản đối diện nhiều thách thức

Các doanh nghiệp có xu hướng phát hành với kỳ hạn không có nhiều sự phân hóa trong tháng 5 với kỳ hạn phát hành bình quân 3 năm. Nhóm điện là nhóm có kỳ hạn phát hành lớn nhất trong tháng, với bình quân đạt 5.7 năm. Ngược lại, nhóm tài chính lại là nhóm có kỳ phát hạn thấp nhất trong tháng với bình quân đạt 2 năm.

Bất động sản sẽ là nhóm chịu nhiều áp lực nhất từ đợt đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2022. Ảnh Trúc Lâm
Bất động sản sẽ là nhóm chịu nhiều áp lực nhất từ đợt đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2022. Ảnh Trúc Lâm

Theo thống kê của VBMA dựa trên công bố từ trang thông tin của SSC và HNX đến hết ngày 31/5/2022, có 1 đợt phát hành ra công chúng trị giá 300 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG và 34 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ với giá trị 23.805 tỷ đồng trong tháng 5.

Báo cáo của VBMA cho thấy tỉ lệ trái phiếu mà các công ty bất động sản phát hành tương đương 28,53% tổng giá trị phát hành toàn thị trường, đưa nhóm ngành này dẫn vị trí thứ 2 về phát hành trái phiếu trong tháng 5, sau ngành Ngân hàng.

Theo đó, nhóm Ngân hàng thương mại đứng đầu về giá trị phát hành trong tháng với 14.629 tỷ đồng, chiếm 60,68% tổng giá trị phát hành. Trong đó, NHTMCP Phương Đông (OCB) có giá trị phát hành lớn nhất với 2.600 tỷ đồng (chiếm 10,78% tổng giá trị phát hành) sau 2 đợt phát hành trái phiếu kỳ hạn 3 năm. Theo sau là NHTMCP Quân Đội (MBBank) với giá trị phát hành 2.500 tỷ đồng (chiếm 10,37% giá trị phát hành) và NHTMCP Á Châu (ACB) với 2.000 tỷ đồng (chiếm 8,29% giá trị phát hành).

Nhóm bất động sản xếp ở vị trí thứ hai, phát hành 6.879 tỷ đồng trái phiếu, tương đương 28,53% tổng giá trị phát hành. Trong đó, nổi bật nhất là Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Nova với 5.774 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm.

Trước đó, theo báo cáo tháng 4/2022 về hoạt động phát hành trái phiếu của VBMA, không có doanh nghiệp bất động sản nào xuất hiện trong danh sách có hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Phần lớn doanh nghiệp phát hành trong tháng 4 đến từ các ngân hàng thương mại với 14.940 tỷ đồng, chiếm 90.7% tổng giá trị phát hành.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 5/2022, có tổng cộng 160 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị khoảng 104.828 tỷ đồng (chiếm 92,09% tổng giá trị phát hành) và 17 đợt phát hành ra công chúng giá trị 8.996 tỷ đồng (chiếm 7,91% tổng giá trị phát hành). Giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng tăng 11% và giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ giảm 23% so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm Ngân hàng đang dẫn đầu về giá trị phát hành với tổng giá trị 42.382 tỷ đồng, tương đương 37,4% tổng giá trị phát hành. Kỳ hạn từ 1 đến 3 năm chiếm phần lớn giá trị phát hành trong nhóm này với 31.049 tỷ đồng, chiếm 73,26% và với kỳ hạn từ 7 năm trở lên chiếm 23,44% với giá trị phát hành là 9.935 tỷ đồng. Nhóm bất động sản đứng ở vị trí thứ hai với 37.395 tỷ đồng, chiếm 32,9%. Trong đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu Tư Địa ốc Nova phát hành nhiều nhất (7.574 tỷ đồng), xếp sau là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Eagle Side (3.930 tỷ đồng).

Năm 2022, giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn của các doanh nghiệp có quy mô 230.000 tỷ đồng, trong đó đáo hạn tập trung ở nhóm bất động sản đạt 98.000 tỷ đồng, các ngân hàng đạt 70.000 tỷ đồng, còn lại ở nhóm ngành sản xuất…