Vốn FDI và xu hướng mua cổ phần doanh nghiệp bất động sản Việt Nam
Tiềm năng “hút” vốn đầu tư khi áp dụng công nghệ Blockchain TP.HCM: Huy động hơn 11.100 tỷ đồng dành cho các dự án đầu tư công Tăng minh bạch thị trường chứng khoán, trái phiếu để đón dòng vốn đầu tư |
Gần 3 tỷ USD vốn ngoại vào bất động sản
Thông tin từ Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Tính đến 20/5/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 11,71 tỷ USD, bằng 83,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, tuy vốn đăng ký mới giảm 53,4%, nhưng vốn điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần tăng mạnh lần lượt là 45,4% và 51,6%. Cụ thể, tổng giá trị vốn góp đạt trên 1,98 tỷ USD, tăng 51,6% so với cùng kỳ. Bất động sản trở thành điểm sáng trong hoạt động góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài.
Bất động sản hiện là điểm sáng trong hoạt động góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài. |
Vốn FDI đổ vào 18/21 ngành kinh tế quốc dân, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 6,8 tỷ USD (chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký). Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 3 tỷ USD (chiếm 25,6%), tiếp theo lần lượt là các ngành thông tin truyền thông (398 triệu USD), hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ (374,8 triệu USD)…
Nếu xét về số lượng dự án mới thì bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 29,6%, 25,6% và 17,5% tổng số dự án.
Lĩnh vực bất động sản cũng đã thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài rất lớn, lũy kế đến tháng 11/2021 đạt khoảng 61,6 tỷ USD đứng thứ 3 và chiếm 15,2% tổng nguồn vốn FDI.
Tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), theo thông tin phóng viên có được, một nhà đầu tư đến từ Nhật Bản đã góp vốn mua cổ phần vào dự án Khu đô thị Nam Long Đại Phước (Paragon Đại Phước), đảo Đại Phước (tỉnh Đồng Nai) của chủ đầu tư trong nước là Tập đoàn Nam Long (NLG) với tổng vốn đầu tư khoảng 31,8 triệu USD.
Một số nhà đầu tư khác đến từ British Virgin Islands, Ireland và Cayman Islands cũng rót vốn vào Tập đoàn Hưng Thịnh với tổng số vốn hơn 473 tỷ đồng (tương đương 5% vốn điều lệ). Kế đến là tập đoàn Tokyu (Nhật Bản) góp vốn vào Công ty Cổ phần Danh Khôi TK với số vốn 4,3 triệu USD. Đặc biệt, có một số nhà đầu tư nước ngoài cũng đặt vấn đề muốn mua các khu công nghiệp, khu chế xuất trong nước.
Tiềm năng dài hạn
Với động thái tăng vốn góp vào thị trường bất động sản Việt Nam có thể thấy rõ, các nhà đầu tư nước ngoài đang có đánh giá tiềm năng của lĩnh vực này theo cách nhìn dài hạn.
Theo các chuyên gia, động thái rót vốn vào thị trường bất động sản Việt Nam là tín hiệu tích cực cho thị trường trong nước hiện đang đối mặt với nhiều hạn chế từ thị trường vốn, khiến thanh khoản chậm.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) đánh giá, việc nâng cao chỉ số môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia như mới đây mà S&P và Fitch Ratings xếp hạng Việt Nam lên mức BB+ (mức ổn định) sẽ thuận lợi trong việc huy động nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI đầu tư vào nền kinh tế và thị trường bất động sản.
Giai đoạn này Chính phủ Việt Nam đã và đang quyết liệt chỉ đạo xây dựng thể chế pháp luật theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong giai đoạn 2022 – 2025 và các năm tiếp theo.
Theo đó, “thương hiệu quốc gia”, “năng lực cạnh tranh quốc gia” mạnh sẽ hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại càng có nhiều “thương hiệu doanh nghiệp” mạnh sẽ càng góp phần xây dựng “thương hiệu quốc gia”, “năng lực cạnh tranh quốc gia” mạnh.
Theo đánh giá của các tổ chức nghiên cứu kinh tế trên thế giới, Việt Nam là quốc gia duy nhất tại Đông Nam Á có mức tăng trưởng dương hai năm liên tục bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 (mức 2.9% năm 2020 và 2,58% năm 2021). Với bức tranh kinh tế nhiều điểm sáng tăng trưởng như trên, Việt Nam đang được kỳ vọng là nơi đón sóng đầu tư của các nhà đầu tư trên thế giới, trong đó bất động sản nhà ở và bất động sản khu công nghiệp là hai phân khúc có nhiều điểm sáng.
Bình luận