Thành công từ sáng kiến hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh Blockchain: Công nghệ mới cho nền kinh tế số

Nội dung trên nằm trong bài phát biểu của Cục trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ Ngô Đức Thắng tại sự kiện VietNam NFT Summit 2022 của Hiệp hội Blockchain Việt Nam diễn ra cuối tuần qua tại Hà Nội.

Blockchain được dự báo có thể “hút” vốn đầu tư mạnh nhất năm 2022
Cục trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ Ngô Đức Thắng phát biểu.

Cũng theo ông Ngô Đức Thắng, trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Hiệp hội Blockchain chính thức ra đời trở thành một trong những tổ chức chính danh đầu tiên của công nghệ này; đã thể hiện tầm nhìn và khát vọng phát triển đổi mới sáng tạo của Chính phủ trong việc đi cùng thời đại và bắt kịp xu hướng chung của thế giới.

Năm 2022 được dự báo là một năm có nhiều thay đổi lớn, với một loạt công nghệ đột phá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Blockchain là một trong những lĩnh vực công nghệ số nằm trong danh mục ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Quyết định số 2117/QĐ-TTg ngày 16/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định đó nhằm thúc đẩy sử dụng giao dịch kỹ thuật số thông qua Blockchain vào rất nhiều lĩnh vực như: Dịch vụ ngân hàng, sản xuất công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp, y tế, bán lẻ và tiêu dùng... Đặc biệt, Blockchain có thể áp dụng phục vụ các lĩnh vực công.

“Có thể nói, công nghệ này sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống hàng ngày và hoạt động kinh doanh toàn cầu cho dù chúng ta có nhận ra điều đó hay không; và các cơ hội đầu tư đến từ công nghệ Blockchain sẽ phát triển rất mạnh. Thời gian tới đây, Chính phủ sẽ tiếp tục tạo điều kiện, khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp chủ động đầy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong đó lấy công nghệ Blockchain làm chủ đạo. Dự kiến vào năm 2030, Blockchain sẽ tạo ra 40 triệu việc làm, 10% - 20% cơ sở hạ tầng kinh tế toàn cầu sẽ chạy theo các hệ thống công nghệ Blockchain”, Cục trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ cho hay.

Việc thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Phải kể đến hạ tầng kỹ thuật cơ bản đáp ứng được nhu cầu; cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai và tài nguyên môi trường cơ bản hoàn thành, từng bước được khai thác, sử dụng hiệu quả; việc trao đổi văn bản điện tử đã đi vào nề nếp…

Blockchain được dự báo có thể “hút” vốn đầu tư mạnh nhất năm 2022
Blockchain được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp game.

Bên cạnh đó, nhiều dịch vụ công đã được cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4; xếp hạng quốc gia về Chính phủ điện tử được cải thiện; nhận thức về chuyển đổi số được nâng cao, thể hiện rõ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội trong và sau đại dịch Covid-19.

Hoạt động chuyển đổi số của nhiều doanh nghiệp trên thực tế đã diễn ra một cách tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và sự thay đổi của thị trường, khách hàng. Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số.

Hiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 từ rất sớm. Theo đó, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng những công nghệ mới như AI, Big Data, IoT, Blockchain trong việc tạo ra giá trị mới từ những ứng dụng, giải pháp chuyển đổi số.

Khi chuyển đổi số, điều cần thiết là để xử lý được dữ liệu khổng lồ trên môi trường số hóa. Do đó, Blockchain sẽ trở thành một công nghệ chìa khóa giải quyết các thách thức của câu chuyện dữ liệu, dữ liệu lớn trong chuyển đổi số.

Tại Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh đang ứng dụng Blockchain để tổ chức tốt hơn hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông và phát triển đô thị. Tương tự, Thành phố Đà Nẵng ứng dụng Blockchain trong thực hiện các giải pháp chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh, tạo ra nhiều việc làm, đem lại nhiều tiện ích cho người dân...

Ngoài ra, Cục trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ cũng cho biết thêm, việc phổ cập kỹ năng số sẽ là chìa khóa để người dân được tiếp cận kiến thức, kỹ năng số để cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, mở ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ số một cách bình đẳng, giúp xây dựng một xã hội số bao trùm và toàn diện.

Bên cạnh đó, phát triển nguồn nhân lực là then chốt đề thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và bền vững, giúp thực hiện thành công các mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Cục trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ tin rằng Việt Nam sẽ sớm làm rõ được khả năng ứng dụng thực tế của Blockchain trong tiến trình chuyển đổi số và nâng cao năng lực ứng dụng của công nghệ này vào mọi ngành nghề kinh tế, giao dịch thương mại quốc gia.