Thủ tướng Chính phủ: Bình Dương cần phát triển nhanh và bền vững
Tập đoàn LEGO xây dựng nhà máy hơn 1 tỷ USD tại Bình Dương |
Bình Dương: Chưa phát hiện cây xăng “găm hàng” chờ tăng giá |
Bình Dương tổ chức diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Ấn Độ 2022 |
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bình Dương phải thực hiện nhất quán quan điểm phát triển nhanh, hài hòa, toàn diện và bền vững. Quá trình phát triển này không để ai bị bỏ lại phía sau. Sự phát triển của tỉnh Bình Dương sẽ góp phần phát triển vùng Đông Nam Bộ, cùng cả nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, tích cực, linh hoạt, đổi mới sáng tạo hiệu quả theo chức năng, thẩm quyền được quy định; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp; cá thể hóa trách nhiệm, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; nâng cao năng lực thực thi chính sách pháp luật; tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.
Tỉnh Bình Dương phải kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm; đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng để hỗ trợ doanh nghiệp; rà soát, trao đổi, làm việc với các doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là các doanh nghiệp có liên quan tới bất động sản, phát hành trái phiếu, những doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn. Cùng các doanh nghiệp đánh giá tình hình, phân loại và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, cơ cấu lại hoạt động, nâng cao hiệu quả; phối hợp chặt chẽ, chia sẻ kịp thời khi doanh nghiệp gặp khó khăn để cùng giải quyết, vượt qua thách thức.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương vào ngày 3/12. Ảnh: Chinhphu.vn. |
Quan tâm làm tốt công tác quy hoạch, trong đó quy hoạch phải đi trước một bước với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược; quy hoạch tốt để tạo dự án tốt, thu hút đầu tư tốt, khai thác hiệu quả lợi thế của tỉnh; hoàn thành nhiệm vụ quy hoạch trong nửa đầu năm 2023 theo hướng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế ban đêm; những vị trí đất có giá trị hiệu quả cao phải quy hoạch dành cho sản xuất, kinh doanh.
Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, thu hút lao động, thúc đẩy tăng năng suất lao động, bảo đảm phát triển đồng bộ hạ tầng cơ sở về xã hội, y tế, giáo dục; tập trung đánh giá, dự báo, điều tra thu thập thông tin thị trường lao động, tăng cường kết nối cung - cầu lao động. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập trung đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động, quan tâm phát triển giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Quan tâm việc đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động, có chính sách hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường lao động.
Bình Dương là một cực tăng trưởng quan trọng của vùng Đông Nam Bộ. |
Về giải ngân đầu tư công, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bình Dương triển khai nghiêm túc, quyết liệt các Nghị quyết của Chính phủ về giải ngân vốn đầu tư công; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từng dự án, nhất là công tác giải phóng mặt bằng. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; phân công cụ thể từng đồng chí lãnh đạo chỉ đạo kiểm tra, rà soát từng dự án cụ thể để có biện pháp xử lý ngay các vướng mắc, mở chiến dịch thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt kết quả giải ngân cao nhất đến hết ngày 31/1/2023.
Kiên quyết không để tình trạng dự án được giao vốn nhưng không giải ngân được hoặc giải ngân không hết vốn được giao, trong khi nhiều dự án có khả năng giải ngân tốt nhưng không bố trí đủ vốn; thực hiện điều chuyển kế hoạch vốn thuộc thẩm quyền UBND tỉnh để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tăng tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn được giao theo quy định.
Ngày 3/12/2022 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát một số dự án đường cao tốc, vành đai, tuyến đường sắt trên địa bàn tỉnh Bình Dương và làm việc với lãnh đạo tỉnh về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023; tình hình giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao những kết quả tích cực trên các lĩnh vực của tỉnh Bình Dương. Trong đó một số điểm nổi bật như kiểm soát tốt được dịch Covid-19, GRDP năm 2022 ước tăng 8,01%, đạt và vượt 29/34 chỉ tiêu kế hoạch năm 2022. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,9%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 16,8%, thu ngân sách nhà nước ước đạt gần 62.000 tỷ đồng, vượt 3% dự toán. Thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục là điểm sáng với 3,1 tỷ USD. Tại buổi làm việc của Thủ tướng, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến dự án đường Vành đai 4; cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; đường sắt Bàu Bàng - Thị Vải - Cái Mép; điều chỉnh vị trí quy hoạch ga An Bình và ga Dĩ An; việc áp dụng mức trần dư nợ vay của ngân sách địa phương, tạm ứng nguồn cải cách tiền lương còn dư của tỉnh để đầu tư các dự án giao thông trọng điểm, điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thành phố Thủ Dầu Một... |
Bình luận