Thúc đẩy phát triển lành mạnh thị trường bất động sản
TP.HCM: Đề xuất thu hồi nhiều diện tích đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa phục vụ dự án nhà ở Cấp thiết xây dựng tuyến đường sắt Biên Hòa-Vũng Tàu Một nguồn vốn khổng lồ đang “chôn” vào đất |
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã thể chế hóa quan điểm, mục tiêu, giải pháp của Nghị quyết số 18-NQ/TW, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất; có chính sách khuyến khích phát triển thị trường quyền sử dụng đất...
Dự thảo Luật đã quy định nhiều vấn đề mới như: Bổ sung 1 chương về phát triển quỹ đất (Chương VIII) nhằm tạo lập khuôn khổ pháp lý cho phát triển quỹ đất, bảo đảm sự chủ động của Nhà nước trong việc phân bổ đất đai, điều tiết thị trường, đáp ứng nhu cầu đất của các dự án đầu tư, đấu giá quyền sử dụng đất tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
Ảnh minh họa. |
Việc phát triển quỹ đất được thực hiện theo dự án đầu tư do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định phải đúng mục đích, công khai, minh bạch, hiệu quả và theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, bổ sung quy định Khoản 4 Điều 211 việc chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đối với các dự án kinh doanh bất động sản thông qua sàn giao dịch về quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.
Kiểm soát tình trạng đầu cơ đất đai thông qua công cụ tài chính thuế tăng thêm đối với các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất để đảm bảo quỹ đất được sử dụng hiệu quả tại điểm a, đ, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 124.
Tại Chương XIII về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã thể chế chủ trương “Đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất” vốn hóa thị trường, phát huy nguồn lực đất đai.
Bên cạnh đó, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng đã nêu rõ việc quản lý, sử dụng đất đai, mục đích để khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất nguồn lực tài nguyên đất đai, phù hợp với xu thế phát triển.
Cụ thể, Luật đã quy định việc sử dụng đất kết hợp tại các Điều 151, 153, 154, 155, 167, 181 184 nhằm tạo cơ sở pháp lý để quản lý và tổ chức thực hiện thống nhất; khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất; nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền của các đối tượng sử dụng đất; chỉnh trang, phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn trên cơ sở đồng thuận của người sử dụng đất, góp phần cải thiện điều kiện sống cho cư dân đô thị và nông thôn; nâng cao hệ số sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất thông qua việc khai thác không gian ngầm và không gian trên không.
Bình luận