Áp lực bán ra còn lớn, nhà đầu tư hạn chế giao dịch lướt sóng Tháo gỡ các vướng mắc để thị trường chứng khoán sớm được nâng hạng VN-Index có quán tính tăng điểm để kiểm định vùng kháng cự gần 1.200-1.210 điểm

So với quý 1 năm 2022, Top 10 công ty chứng khoán dẫn đầu thị phần môi giới cổ phiếu trong quý 2 và bán niên 2022 trên HOSE không có sự khác biệt, có sự đảo lộn ở một vài vị trí. Trong danh sách, VPS, SSI, VNDirect, HSC, TCBS, Mirae Asset, Bản Việt, MBS, KIS Việt Nam và FPTS vẫn là những cái tên quen thuộc được nhắc đến lần này.

Theo đó, Công ty cổ phần Chứng khoán VPS tiếp tục khẳng định vị trí số 1 thị phần môi giới cổ phiếu trên HOSE. Tuy nhiên, thị phần của VPS có sự sụt giảm nhẹ trong quý 2, còn 17,1% thay vì 17,94% ở cuối quý 1. Bán niên, VPS giữ 17,59% cao nhất trong nhóm được công bố.

Top 10 công ty dẫn đầu thị phần môi giới quý 2 trên sàn chứng khoán
Nguồn: HOSE.

Ở vị trí thứ 2 là Công ty cổ phần Chứng khoán SSI với thị phần môi giới ghi nhận sự tăng nhẹ, đạt 10,02% trong quý 2 từ mức 9,66%. Dù trong bối cảnh thị trường điều chỉnh bán niên thị phần SSI là 9,81%, vẫn thu hút được đông đảo nhà đầu tư an toàn, bền vững mở tài khoản.

Thống kê cho thấy, số lượng tài khoản mở mới tại SSI tiếp tục tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 21% so với quý 1 năm 2022. Nhìn chung 6 tháng đầu năm nay, số lượng tài khoản tại SSI tăng 57% so với 6 tháng đầu năm 2021.

Ở vị trí thứ 3 và thứ 4 lần lượt là Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect giữ 7,96% thị phần, tuy nhiên có giảm nhẹ, khi so với cuối quý 1 năm 2022, thị phần của công ty là 8,01%; và Công ty cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) với thị phần là 6,06%.

5 vị trí còn lại là Công ty cổ phần Chứng khoán Mirae Asset, Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS), Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam và Công ty cổ phần Chứng khoán FPT.

Trong nửa đầu năm 2022, VN-Index ghi nhận mức giảm tới 20%, trở thành một trong những chỉ số chứng khoán có hiệu suất thấp nhất thế giới, cho thấy diễn biến không mấy thuận lợi đối với nhiều nhà đầu tư. Khép lại 6 tháng, vốn hóa toàn thị trường tương ứng giảm hơn 1,22 triệu tỷ đồng.

Đặc biệt trong quý, khi thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến đợt giảm mạnh, khiến chỉ số để mất mốc 1.200 điểm sau nhiều năm nỗ lực. Kết phiên ngày 30/6, VN-Index lùi về 1.197,6 điểm, định giá P/E VN-Index chỉ còn 13 lần, thấp hơn nhiều mức trung bình 10 năm là 15 lần.

Thanh khoản thị trường cũng sụt giảm đáng kể với giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên trên sàn HOSE ghi nhận trong tháng 6 chỉ đạt 13.182 tỷ đồng, mức thấp nhất trong 1 năm trở lại đây và giảm 57% so với đỉnh ghi nhận tháng 11/2021 với gần 31.000 tỷ đồng/phiên.