TP.HCM lần đầu tiên tổ chức liên hoan phim ngắn TP.HCM: 43 dự án tranh tài tại vòng bán kết cuộc thi dự án khởi nghiệp Xanh 2023 Sách giả, sách lậu như "dịch bệnh" bào mòn sức khỏe tinh thần cộng đồng

Phát biểu tại cuộc thi, bà bà Nguyễn Cẩm Chi, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển thanh niên (FYE) cho rằng: Những dự án thi, ngoài việc coi như đây là buổi học, bổ sung kiến thức, tôi cũng mong muốn, các “doanh nông” này hãy học theo những bạn trẻ thi trước, đưa sản phẩm của mình không những có mặt tại nhiều nơi ở thị trường nội địa mà còn vươn ra thế giới.

“Rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp trước đây trong cuộc thi này đã đưa hàng qua Châu Âu, Nhật Bản và nhiều nước khác, nhờ sự nỗ lực đầu tư cho công nghệ và tiêu chuẩn”, bà Cẩm Chi nói.

TP.HCM: Nhiều đặc sản quê hương được mang đến dự án khởi nghiệp Xanh 2023
Chị Hoàng Bảo Trâm, Giám đốc Công ty 2G mang đến cuộc thi với sản phẩm được làm từ bánh tráng.

Trong vòng bán kết thứ 2 này, TP.HCM có số dự án thi vòng bán kết nhiều nhất, với 17 dự án. Trong đó có hơn một nửa số dự án thi do các nhóm thực hiện, mỗi cá nhân đều có những thế mạnh riêng, để nâng cao tính khả thi của dự án mình.

Nhiều dự án trong vòng thi bán kết tại TP.HCM sử dụng nguồn nguyên liệu của địa phương mình để gia tăng giá trị cho sản phẩm. Cụ thể từ các nông sản như, từ: các loại hoa, măng, hạt macca, mật ong, atiso, nấm, dừa, bưởi non, măng tây, trái nhàu, chanh, rượu cần, lạp xưởng cá, đường tự nhiên, bã cà phê làm phân bón, du lịch sinh thái kết hợp trùn quế, sữa dê… hay một số dự án về sàn giao dịch tín chỉ carbon.

Chị Hoàng Bảo Trâm, Giám đốc Công ty 2G mang đến cuộc thi với sản phẩm được làm từ bánh tráng. Với thương hiệu "Vị", bánh tráng không chỉ đơn thuần với những hương vị bình thường người tiêu dùng hay gặp ngoài đường phố, mà sẽ được trộn với nhiều loại gia vị lạ miệng và độc đáo.

TP.HCM: Nhiều đặc sản quê hương được mang đến dự án khởi nghiệp Xanh 2023
Chị Mai Thị Thu Trang, Giám đốc Kinh Doanh công ty cổ phần K Products tham dự cuộc thi với các sản phẩm thực phẩm đóng gói mang hương vị truyền thống.

Chị Trâm cho biết, thương hiệu "Vị" được hình thàh từ năm 2019. Quá trình bắt đầu của Trâm gặp rất nhiều khó khăn như: Sản phẩm bánh tráng cồng kềnh, chi phí vận chuyển cao, hàng dễ bị bể vụn, giá trị đơn hàng không nhiều... Thế nhưng, Trâm và các cộng sự vẫn quyết tâm bất chấp sự phản đối từ nhiều người. Điểm đặc biệt ở công ty của Trâm là chuyên đặt gia công các sản phẩm đặc sản. Cô liên kết với các cơ sở truyền thống để giữ nguyên hương vị đặc trưng của mỗi vùng miền.

"Tôi khởi nghiệp với mong muốn có thể giúp bà con làng nghề truyền thống bánh tráng có nguồn thu ổn định và tốt hơn. Giúp cho sản phẩm của làng nghề nổi tiếng và có vị trí hơn trong thị trường. Tôi mong muốn điều này sẽ truyền động lực cho các bạn trẻ có thể khởi nghiệp với những sản phẩm có sẵn ở quê hương", chị Trâm cho biết.

Mang các món ăn truyền thống đóng gói đến cuộc thi, chị Mai Thị Thu Trang, Giám đốc Kinh Doanh công ty cổ phần K Products cho biết, những sản phẩm của công ty như Cá nục kho tiêu, cá kho làng Vũ Đại, Cà ri gà... đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, thậm chí công ty cũng đang có những sản phẩm được sản xuất chỉ để xuất khẩu cho Nhật Bản.

TP.HCM: Nhiều đặc sản quê hương được mang đến dự án khởi nghiệp Xanh 2023
Nhiều dự án trong vòng thi bán kết tại TP.HCM sử dụng nguồn nguyên liệu bản địa của địa phương mình để gia tăng giá trị cho sản phẩm.

Với xuất thân là một du học sinh ở Nhật Bản, chị Trang hiểu được sự thèm muốn những món ăn quê hương của các du học sinh, thực tập sinh, người lao động Việt Nam tại Nhật Bản, chính vì vậy sau khi về nước, chị Trang cùng các cộng sự đã khởi nghiệp với các sản phẩm truyền thống của Việt Nam. Tính đến nay, nguồn thu chính của công ty đến từ thị trường Nhật Bản và đang đẩy mạnh cho thị trường trong nước.

"Ở trong nước, chúng tôi muốn nhắm đến nhóm khách hàng là những người phụ hiện đại, những người làm việc văn phòng không có nhiều thời gian để nấu nướng ở nhà. Do đó, những sản phẩm của chúng tôi vừa giúp họ tiết kiệm thời gian vừa giúp đảm bảo có lợi cho sức khoẻ", chị Trang chia sẻ.

Theo Ban tổ chức, từ giữa tháng 5/2023, cuộc thi đã nhận được sự quan tâm đăng ký từ 179 cá nhân và tập thể gửi Dự án tham gia, đại diện cho 36 tỉnh, thành. Sau giai đoạn chấm sơ khảo, sàng lọc bởi Ban giám khảo, đã chọn ra 108 dự án vào vòng bán kết của 33 tỉnh thành tham dự. Trong đó 51 dự án nhóm (3 người/nhóm), 57 dự án cá nhân. Trong số này, có 41 dự án được tuyển thẳng vào, đây là những dự án đã đạt được những giải thưởng và danh hiệu tại các cuộc thi khởi nghiệp cấp tỉnh/thành, quốc gia.

Trong tháng 9, vòng bán kết cuối cùng sẽ diễn ra ở khu vực miền Bắc, thi tại Hà Nội vào ngày 23 – 24/9. Sau 3 vòng thi bán kết sẽ chọn 30 dự án thi vòng chung kết. Chung kết sẽ thi tại Dinh Thống Nhất TP.HCM dự kiến vào cuối tháng 10/2023.