TP.HCM: Tìm giải pháp bảo đảm vấn đề an ninh lương thực
Ngành du lịch TP.HCM thu gần 3.000 tỷ đồng trong dịp lễ 2/9 Trụ sở UBND TP.HCM đón hơn 1.600 khách trong 2 ngày mở cửa Giảm nghèo bền vững: Loại bỏ dần tư tưởng an phận, trông chờ |
Hội thảo có sự tham gia của hơn 500 đại biểu là các nhà khoa học, chuyên gia về an toàn thực phẩm, dinh dưỡng và an ninh lương thực, các thầy cô giảng viên, học viên cao học, sinh viên, cán bộ đoàn viên ưu tú, lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn TP.HCM.
Phát biểu tại hội thảo, bà Lê Thị Hồng Ánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công Thương TP.HCM cho biết: Nội dung trọng tâm của hội thảo là đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm vấn đề an ninh lương thực quốc gia; giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu giữa các nhà khoa học, chuyên gia và doanh nghiệp trong lĩnh vực lương thực, thực phẩm, nông nghiệp tại Việt Nam. Đồng thời, tranh thủ sự hướng dẫn, cố vấn của các nhà nghiên cứu nhiều kinh nghiệm trong và ngoài nước hướng tới xây dựng một đội ngũ nghiên cứu có năng lực; hình thành cộng đồng các nhà nghiên cứu khoa học thực phẩm, khoa học dinh dưỡng, có khả năng gia tăng giá trị lương thực thực phẩm của Việt Nam góp phần ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất và cuộc sống.
Ban Tổ chức trao giải cho tác giả, nhóm tác giả đạt giải Nhất tại hội thảo. Ảnh: HUIT |
Hội thảo đã nhận về 70 bài tham luận của 146 tác giả đến từ 32 đơn vị trên cả nước. Bên cạnh các nghiên cứu mới về vấn đề nông nghiệp, thực phẩm và an ninh lương thực, một số bài tham luận còn đề cập các vấn đề an toàn thực phẩm, tình hình an ninh lương thực trong và ngoài nước trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0.
Bế mạc của hội thảo, Ban Tổ chức đã công bố và trao 2 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba và 6 giải Poster ấn tượng. Theo đó, ở lĩnh vực Sản xuất nông nghiệp và An ninh lương thực, giải Nhất thuộc về “Hiệu quả của mô hình sản xuất và tiếp thị thức ăn bổ sung tại địa phương tới an ninh thực phẩm hộ gia đình có con dưới 2 tuổi tại một số tỉnh miền núi phía Bắc” của nhóm tác giả Lê Thế Trung, Phạm Văn Phú, Nguyễn Đỗ Huy, Huỳnh Nam Phương – Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Ở lĩnh vực Khoa học thực phẩm, giải Nhất thuộc về “Phân lập, định danh và tuyển chọn chủng nấm mốc có khả năng sinh hoạt độ protease cao từ hạt sen” của nhóm tác giả Phan Thị Hồng Liên, Trần Ngọc Đào, Nguyễn Hoàng Lan, Nguyễn Minh Hưng - Trường Đại học Công Thương TP.HCM.
Bình luận