TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và an toàn vệ sinh lao động”

Chương trình là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024; hướng tới chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) và kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Đại biểu tham dự buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến.

Đây là hoạt động thường niên giữa Báo Lao động Thủ đô và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hai Bà Trưng, nhằm giúp cán bộ Công đoàn, đoàn viên và người lao động quận Hai Bà Trưng hiểu rõ hơn về các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; lĩnh vực công đoàn...

Tham dự chương trình có các đại biểu: Ông Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội; ông Trần Quyết Thắng - Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận Hai Bà Trưng; ông Trịnh Xuân Cường - Quận ủy viên, Chánh Văn phòng Quận ủy; ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô; bà Nguyễn Thị Kim Dung - Chủ tịch LĐLĐ quận Hai Bà Trưng; ông Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô; bà Trần Thị Thanh Hải - Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Hai Bà Trưng; bà Trần Thị Thoa - Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Hai Bà Trưng;...

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Đoàn viên, người lao động tham gia buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến.

Đặc biệt, chương trình có sự tham gia của hơn 300 đoàn viên, người lao động quận Hai Bà Trưng.

9h10: Phát biểu khai mạc buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô Nguyễn Văn Bình cho biết: Để phù hợp với sự phát triển, thay đổi không ngừng của thực tiễn đời sống, thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta cũng thường xuyên điều chỉnh, bổ sung kịp thời nhiều quy định, chính sách pháp luật, trong đó có những chính sách pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ lao động và quyền lợi của người lao động. Điển hình như Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021, tới nay vẫn còn những điều mới mẻ, bỡ ngỡ trong quá trình thực hiện. Hay như, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã qua nhiều lần lấy ý kiến và đang được Quốc hội thảo luận cũng có nhiều đề xuất mới, tác động trực tiếp tới quyền lợi của người lao động.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Phó Tổng biên tập Báo lao động Thủ đô Nguyễn Văn Bình phát biểu khai mạc buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến.

Với những sự thay đổi đó, nếu doanh nghiệp không được cập nhật kịp thời thì sẽ gặp khó khăn khi triển khai thực hiện chính sách, còn người lao động nếu không tìm hiểu rõ về kiến thức pháp luật rất có thể sẽ bị thiệt thòi về quyền, lợi. Từ những lý do trên nên chúng tôi đã lựa chọn chủ đề của buổi giao lưu trực tuyến hôm nay là: “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”.

Theo Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô Nguyễn Văn Bình, đồng hành trong chương trình Đối thoại, giao lưu trực tuyến hôm nay là các luật sư, cán bộ cơ quan Bảo hiểm xã hội, Trường Đại học Công đoàn - những chuyên gia hàng đầu về kiến thức pháp luật lao động, Bảo hiểm xã hội sẽ giải đáp, cung cấp những kiến thức, nhất là những điểm mới về pháp luật lao động và Bảo hiểm xã hội cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động. Các đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động nói riêng và bạn đọc nói chung của Báo Lao động Thủ đô sẽ mạnh dạn đặt những câu hỏi trực tiếp hoặc trực tuyến cho các chuyên gia để có thêm kiến thức bổ ích bảo vệ quyền lợi cho mình khi đi làm.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Ban tổ chức tặng hoa chuyên gia buổi Đối thoại - giao lưu

9h20: Bắt đầu chương trình Đối thoại - giao lưu trực tuyến

Tham gia chương trình có các chuyên gia trong các lĩnh vực pháp luật về lao động, Công đoàn và bảo hiểm xã hội, gồm: Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; Luật sư Nguyễn Văn Hà - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; Tiến sĩ Đỗ Thị Lan Chi - Phó trưởng Khoa An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp (Trường Đại học Công đoàn).

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Chuyên gia buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến.

Chị Đường Thị Thu Hương, Trường Tiểu học Đồng Nhân: Xin hỏi chuyên gia, giáo viên trường công và tư thục mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) có khác nhau không?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Chị Đường Thị Thu Hương đặt câu hỏi với các chuyên gia.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Về cơ bản, giáo viên trường công lập sẽ hưởng lương theo hệ số nhân với lương cơ sở, còn trường tư thục thì tiền lương, tiền công do chủ sử dụng lao động quyết định và mức lương tối thiểu không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Về quy định mức lương khác nhau, nhưng tỷ lệ đóng BHXH giống nhau, đều đóng 32% trên tổng số tiền lương, tiền công. Nói chung là đóng BHXH nhưng 32% này đóng 4 nguồn quỹ khác nhau, theo 4 luật khác nhau là Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật Việc làm,...


Anh Lê Bình Minh, phường Minh Khai: Xin hỏi chuyên gia, theo Luật BHXH, người tham gia BHXH chậm đóng BHXH trong thời gian bao lâu thì bị tính lãi?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Anh Lê Bình Minh, phường Minh Khai.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Theo Luật BHXH, nếu sau 1 tháng kể từ khi chậm đóng thì người lao động, đơn vị sử dụng lao động sẽ bị tính lãi.


Chị Phan Thị Diễm Nhi, Công ty Liên doanh KFC Việt Nam: Theo Điều 8. Trợ cấp thôi việc theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc khi người lao động đã làm việc thường xuyên. Thời gian tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động làm việc thực tế, tuy nhiên trong Luật chưa có quy định như thế nào được gọi là làm việc thường xuyên, xin chuyên gia chia sẻ rõ.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Chuyên gia Nguyễn Văn Hà

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà: Bộ luật Lao động quy định trường hợp người lao động nghỉ thôi việc, khi họ đáp ứng các điều kiện nhất định thì sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc. trong quy định Bộ luật Lao động để được hưởng trợ cấp thôi việc phải có thời gian làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên chứ không có giải thích như thế nào là thời gian làm liên tục, thường xuyên.

Trường hợp này, trong 12 tháng đó người lao động vẫn đảm bảo thời gian thực hiện, tính từ thời điểm ký hợp đồng lao động đến lúc nghỉ việc, đảm bảo trên 12 tháng thì vẫn được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc, trừ trường hợp liên quan tham gia bảo hiểm thất nghiệp thị chế độ thất nghiệp sẽ chi trả nội dung này.


Anh Trần Mạnh Tùng, đoàn viên Công đoàn quận Hai Bà Trưng: Xin hỏi chuyên gia quyền lợi về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được quy định như thế nào? Lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải dựa trên những căn cứ nào?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Anh Trần Mạnh Tùng, đoàn viên Công đoàn quận Hai Bà Trưng

Chuyên gia Đỗ Thị Lan Chi: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;

Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Chuyên gia Đỗ Thị Lan Chi

Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp); yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Việc lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở và dựa trên các căn cứ sau đây: Đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.

Kết quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động năm trước. Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch. Kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra.


Chị Vũ Thị Thu Hương, Trường Tiểu học Đồng Tâm: Xin hỏi chuyên gia, lao động nữ đã đóng bảo hiểm hơn 30 năm, vậy lao động nữ muốn về hưu lúc 55 tuổi thì có được giữ mức lương hưu 75% không? Trường hợp người lao động đủ tuổi về hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH thì có được đóng gộp thời gian còn lại để không bị trừ phần trăm lương hưu không?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Chị Vũ Thị Thu Hương

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Quy định tuổi nghỉ hưu với nữ sẽ 60 tuổi, thời gian đóng BHXH là 30 năm thì sẽ được hưởng lương hưu 75%, trừ trường hợp tinh giản biên chế thì mới có quy định giữ nguyên, không trừ tuổi đời. Nếu về trước 5 năm, phải giám định y khoa, xác định suy giảm khả năng lao động 61% trở lên thì mới có căn cứ mỗi năm nghỉ trước tuổi bị trừ 2%.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Chuyên gia Dương Thị Minh Châu

Có hai điều kiện song song là tuổi nghỉ hưu và thời gian đóng BHXH, nếu đạt cả hai điều kiện thì không bị trừ tỷ lệ phần trăm lương hưu, nếu chỉ đạt một trong hai điều kiện thì sẽ bị trừ tỷ lệ. Ví dụ đạt 30 năm đóng BHXH nhưng chưa đạt tuổi đời mà muốn về sớm thì bị trừ mỗi năm về sớm 2%.

Trường hợp người lao động đủ tuổi về hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH thì có thể đóng thêm, nhưng không phải đóng một lần mà đóng kéo dài.


Anh Lương Anh Quân, đoàn viên phường Minh Khai: Thưa chuyên gia, từ tháng 7 tới có sự thay đổi về cải cách tính tiền lương thì cách tính bảo hiểm thai sản đối với giáo viên mầm non, tiểu học sẽ như thế nào? Chế độ cho người chồng có thay đổi gì không?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Anh Lương Anh Quân, đoàn viên phường Minh Khai nêu câu hỏi với chuyên gia.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Khi tiền lương thay đổi thì tiền tính để hưởng chế độ thai sản sẽ thay đổi. Khi thực hiện bỏ lương cơ sở, thì tất cả các chế độ trong Luật BHXH liên quan đến lương cơ sở ví dụ như nghỉ dưỡng sức, trợ cấp cho con… sẽ thay đổi theo. Việc lao động nam nghỉ khi vợ sinh con thì vẫn đang căn cứ trên tiền lương, tiền công để tính do đó khi lương thay đổi thì cũng thay đổi theo.


Chị Trần Thị Thanh Huyền, Trường Tiểu học Lê Văn Tám: Tôi xin hỏi chuyên gia 2 câu hỏi sau:

1, Một người đang làm việc và muốn nghỉ hưu trước tuổi thì có được hưởng chế độ BHXH như người về hưu đúng tuổi không? Điều kiện nào để được BHXH như thế nào?

2, Người lao động được hưởng những chế độ nào khi mang thai và sinh con?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Chị Trần Thị Huyền, trường Tiểu học Lê Văn Tám.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu:

1, Người lao động khi bị suy giảm khả năng lao động thì có thể nghỉ hưu trước tuổi. Thời gian nghỉ hưu sớm có thể từ 5 - 10 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu thông thường. Đối với người lao động muốn nghỉ hưu sớm trong điều kiện bình thường thì suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81% và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên sẽ được nghỉ sớm 5 năm.

Trường hợp người lao động bị trừ tỷ lệ lương hưu do về hưu trước tuổi thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Đối với các trường hợp về theo tinh giản biên chế thì sẽ có các quy định về mức hưởng khác nhau tùy vào trường hợp cụ thể. Quyền lợi cao nhất của tinh giản biên chế là không bị trừ tuổi đời khi về hưu.

2, Lao động nữ khi sinh con sẽ được nghỉ thai sản 6 tháng, có thể nghỉ trước hoặc sau khi sinh; có thể nghỉ ít hơn, nhưng tối thiểu phải nghỉ 4 tháng trở lên.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Đoàn viên, người lao động tham gia buổi Đối thoại, giao lưu.

Người lao động có thể đi làm sớm, thời gian này tham gia đóng BHXH bình thường và được hưởng chế độ ốm đau như bình thường. Còn trong thời gian nghỉ thai sản thì sẽ không được hưởng chế độ ốm đau.

Ngoài ra, người lao động còn được hưởng chế độ trợ cấp cho con, bằng 2 tháng lương cơ sở. Người lao động cũng được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh, từ 5 - 10 ngày theo quy định.

Lao động nam cũng được hưởng chế độ thai sản, nhưng lưu ý phải nghỉ trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày người vợ sinh con.

Bên cạnh đó, người lao động còn được nghỉ chế độ con ốm, con dưới 3 tuổi thì được nghỉ 20 ngày/năm, dưới 7 tuổi thì có 15 ngày/năm. Lưu ý là lao động nam cũng có chế độ nghỉ chăm con ốm.


Chị Phạm Thị Thanh Dung, Trường Mầm non Trương Định: Xin hỏi chuyên gia, người lao động hết hạn hợp đồng lao động cũ nhưng chưa ký mới, người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì quyền và nghĩa vụ của các bên được xác định theo hợp đồng lao động cũ hay mới?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Phạm Thị Thanh Dung, Trường Mầm non Trương Định nêu câu hỏi.

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà: Bộ luật Lao động 2019 quy định 2 hình thức ký hợp đồng lao động, gồm: Hợp đồng lao động có xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trường hợp này của bạn là hợp đồng lao động có xác định thời hạn, khi hết thời hạn các bên chưa gia hạn, ký hợp đồng lao động mới nhưng các bên vẫn triển khai công việc làm bình thường.

Bộ luật Lao động vẫn có ưu tiên trong trường hợp công việc đó khi xác lập, hết hạn hợp đồng lao động doanh nghiệp vẫn muốn người lao động làm công việc đó, trường hợp này người sử dụng lao động và người lao động muốn giao kết hợp đồng lao động thì chỉ có thể giao kết được một lần.

Trong trường hợp giữa 2 bên không xác lập hợp đồng lao động tiếp, trong khi đó quan hệ lao động hai bên vẫn đang thực hiện thì các quyền và nghĩa vụ vẫn được kế thừa toàn bộ các quy định trong hợp đồng lao động đã hết hạn, tuy nhiên những quy định mới của doanh nghiệp đối với chính sách chung cho người lao động mà có quyền lợi tốt hơn so với hợp đồng lao động đã ký kết thì người lao động được hưởng quyền lợi tốt hơn. Trường hợp hợp đồng lao động đã ký kết trái hoặc không tương thích với các quy định của Bộ luật Lao động và pháp luật hiện hành thì sẽ áp dụng theo quy định pháp luật hiện hành.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Ông Trịnh Xuân Cường - Quận ủy viên, Chánh Văn phòng Quận ủy tặng quà người lao động tham gia phần giao lưu tại chương trình.

Chị Hoàng Thị Lệ Hằng, Trường Mầm non Thanh Nhàn: Xin hỏi chuyên gia, điều kiện để được về hưu sớm theo diện tinh giản biên chế?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Chị Hoàng Thị Lệ Hằng, trường MN Thanh Nhàn hỏi về điều kiện để được về hưu sớm theo diện tinh chế.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP ngày 3/6/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế nêu rõ các đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế như sau:

1. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc dôi dư do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện cơ chế tự chủ;

b) Dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

c) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác hoặc bố trí được việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

d) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

đ) Có 2 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức, viên chức có 1 năm xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Ông Kiều Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Hà Nội tặng quà đoàn viên, người lao động tại chương trình.

e) Có 2 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

g) Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, chức danh do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

h) Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị bãi nhiệm hoặc bị buộc thôi việc theo quy định của pháp luật tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế, được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Ông Trần Quyết Thắng - Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận Hai Bà Trưng tặng quà người lao động.

2. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn thực hiện các công việc chuyên môn nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ dôi dư do sắp xếp lại tổ chức hoặc cơ cấu lại nhân lực của đơn vị theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

3. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp thôn, tổ dân phố khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền.


Chị Vũ Thanh Thủy, Công ty cổ phẩn Chứng khoán quốc gia: Tháng đầu năm bên công ty tôi có nộp tình hình sử dụng lao động lên Cổng thông tin quốc gia nhưng bên tôi không nhận đc email thông báo nào. Vậy công ty cần làm gì để lưu lại được thông tin? Người lao động thử việc là người nước ngoài thì cần nộp thông tin như thế nào? Công ty tôi có trường hợp người lao động thử việc gặp tai nạn lao động thì được hưởng quyền lợi gì?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Chị Vũ Thanh Thủy, Công ty CP chứng khoán quốc gia.

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà: Hiện nay chúng ta đang triển khai đề án chuyển đổi số, trong quá trình triển khai còn một số quy trình chưa tương thích dẫn đến thông tin chưa được đồng bộ. Do vậy trong quá trình báo cáo, công ty có thể lưu lại thông tin đã khai báo để chúng ta có căn cứ để báo cáo với cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện thanh tra, kiểm tra.

Trong trường hợp đăng nhập nhiều lần vẫn không được, công ty ta có thể chuyển bản cứng, scan gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Đối với khai báo tình hình sử dụng lao động là người nước ngoài, công ty kê khai, thực hiện theo biểu mẫu đã được hướng dẫn.

Chuyên gia Đỗ Thị Lan Chi: Nếu trong thời gian thử việc người lao động bị tai nạn lao động thì người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người học nghề, tập nghề, thử việc như đối với người lao động.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau: Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô tặng quà người lao động tham gia phần giao lưu tại chương trình.

Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Bà Nguyễn Thị Kim Dung - Chủ tịch LĐLĐ quận Hai Bà Trưng tặng quà người lao động

Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật; Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc…

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà (bổ sung): Người lao động đang thử việc chưa tham gia BHXH do vậy khi xảy ra tai nạn thì tất cả các chi phí đề do người sử dụng lao động chi trả.


Anh Nguyễn Văn Tuấn, Kho bạc Nhà nước quận Hai Bà Trưng: Trước đây tôi có 5 năm làm công chức nhà nước có tham gia đóng BHXH, sau đó tôi ra làm việc tại một Công ty, thời gian đó tôi không đóng BHXH, đến nay tôi làm tại một công ty khác có tham gia đóng BHXH, xin hỏi chuyên gia vậy thời gian ngắt quãng đóng BHXH đó thì công ty mới có đống nốt cho tôi không?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Anh Nguyễn Văn Tuấn, Kho bạc Hai Bà Trưng nêu câu hỏi về chế độ hưởng bảo hiểm xã hội.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Thời gian đóng BHXH sẽ cộng tất cả các thời gian đã tham gia đóng, không tính thời gian ngắt quãng. Theo quy định sẽ không đóng ngược trở lại thời gian ngắt quãng chưa đóng. Đơn vị hiện tại anh đang làm việc sẽ chỉ đóng BHXH tại thời điểm hiện tại khi anh đang làm việc tại đơn vị. Trong thời gian ngắt quãng, người lao động có thể tham gia BHXH tự nguyện nhưng chỉ tham gia tại thời điểm đó thôi. Người lao động cần lưu ý, Bộ luật Lao động quy định rất rõ, hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên là bắt buộc phải tham gia đóng BHXH, nếu không đóng thì người sử dụng lao động đang vi phạm về pháp luật.


Chị Nguyễn Thị Bích Hằng, Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Hai Bà Trưng: Xin hỏi chuyên gia, cách tính lương mới có ảnh hưởng tới lương hưu của người về hưu sau ngày 1/7/2024 không?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Chị Nguyễn Thị Bích Hằng, Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Hai Bà Trưng nêu câu hỏi về cách tính lương mới.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu như sau: Tham gia BHXH trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Chuyên gia Dương Thị Minh Châu

Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Tham gia BHXH từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Tham gia BHXH từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.

Hiện nay chưa có hướng dẫn nào về cách tính lương hưu theo chế độ lương mới. Do vậy, chúng ta cần đợi thêm thời gian ngắn nữa khi Dự thảo Luật BHXH thông qua.


Chị Lê Lan Phương, Công ty cổ phần Colowide Việt Nam: Xin hỏi chuyên gia, cách tính lương làm thêm giờ các dịp lễ, tết cho cộng tác viên làm bán thời gian như thế nào? Người lao động làm thất thoát tài sản, bỏ ca làm việc, vi phạm kỷ luật dẫn đến các trung tâm thương mại phạt hành chính công ty thì công ty có quyền sử dụng hình thức kỷ luật nào với người lao động?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Chị Lê Lan Phương, công ty cổ phần Colowide Việt Nam

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà: Bộ luật Lao động năm 2019 không có quy định về cộng tác viên, nên áp dụng cộng tác viên như với lao động thời vụ. Nếu sử dụng như với doanh nghiệp bất động sản thực hiện khoán việc với cộng tác viên thì đây gần như là một thỏa thuận dân sự.

Do vậy, nếu cộng tác viên đó không phải là lao động của doanh nghiệp, thì không áp dụng chế độ nghỉ ngơi, làm thêm giờ theo Bộ luật Lao động, mà do cơ chế khác giải quyết. Còn nếu sử dụng cộng tác viên đó làm thêm thường xuyên trong doanh nghiệp, thì lưu ý trường hợp trốn đóng BHXH.

Về bồi thường, người lao động khi thực hiện nhiệm vụ tại doanh nghiệp mà gây thiệt hại cho doanh nghiệp, theo Điều 129 Bộ luật Lao động quy định rõ về bồi thường.

Theo đó, người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.

Do thiệt hại gây ra do người lao động đang làm việc, nên khi bồi thường phải tính toán. Nếu khấu trừ lương thì trong 1 năm không được khấu từ quá 3 tháng để đảm bảo đời sống cho người lao động.


Chị Phan Thị Diễm Nhi, Công ty Liên doanh KFC Việt Nam: Xin hỏi chuyen gia, người lao động tham gia làm việc tại nhiều nơi nhưng không thông báo cho người sử dụng lao động, khi công ty thứ 2 kê khai tăng BHXH thì cán bộ thu vẫn tăng cho đơn vị, tự động giảm ở đơn vị trước, gây nhiều khó khăn cho các đơn vị. Trong quá trình kê khai tăng, giảm thì BHXH có thể hỗ trợ doanh nghiệp khi báo tăng sẽ phát hiện người lao động đã tham gia BHXH rồi thì ngăn không cho đơn vị đó ghi nhận được báo tăng.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Trường hợp này là do lỗi của người lao động, có trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc, đơn vị chưa báo giảm, xin sang đơn vị mới, sẽ thực hiện báo tăng ở đơn vị mới.

Cơ quan BHXH đang thực hiện ghi nhận báo tăng, giảm theo tự động, khi báo tăng ở đơn vị mới thì sẽ mặc định người lao động đang tham gia ở đơn vị mới. Ở trường hợp này chúng tôi xin ghi nhận và nghiên cứu cách triển khai cho hợp lý, có biện pháp để thông báo cho hai chủ sử dụng lao động biết về việc người lao động đang có 2 hợp đồng lao động để có căn cứ đóng BHXH.


Chị Phạm Thu Thủy, Công ty TNHH Fujita: Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, theo quy định 14 ngày người sử dụng lao động phải giải quyết cho người lao động. Xin hỏi chuyên gia người lao động cần làm gì nếu người sử dụng lao động thanh toán đầy đủ.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”
Chị Phạm Thuy Thủ, công ty tnhh Fujita.

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà: Theo quy định tại, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên.

Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động.

Những trường hợp sau đây được kéo dài thời gian thanh toán nhưng không được quá 30 ngày: Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu đã giữ của người lao động; Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Nếu người sử dụng lao động không thực hiện theo đúng quy định, người lao động có quyền khởi kiện ra tòa để doanh nghiệp thực hiện đúng trách nhiệm của mình.


Chị Nguyễn Thị Hồng, Trường Mầm non Lê Quý Đôn: Khi người lao động xin nghỉ hưu sớm, thôi việc, chuyển công tác thì các chế độ chính sách mà người lao động được hưởng sẽ do người sử dụng lao động tự áp hay là người lao động phải đề nghị?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Thường là người lao động sẽ đề nghị. Khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động, đề nghị thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động, nghỉ hưu sớm... người lao động sẽ có đơn. Ví dụ muốn nghỉ hưu sớm thì đơn vị có thể giới thiệu người lao động đi giám định y khoa...

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà (bổ sung): Khi giữa người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, về nguyên tắc, người sử dụng lao động sẽ lược ra các chế độ người lao động được hưởng. Ngoài ra, người lao động cũng có thể đề xuất thêm.


Chị Phạm Thu Thủy (Công ty TNHH Fujita): Em có người chú quen biết hiện đang mắc bệnh hiểm nghèo, cụ thể là ung thư gan giai đoạn cuối. Tính đến tháng 3 năm nay chú đã tham gia BHXH được 16 năm 7 tháng (chú bắt đầu nghỉ việc từ đầu tháng 4). Theo như luật hưởng BHXH 1 lần thì chú sẽ được lãnh luôn, không cần phải chờ 1 năm sau khi nghỉ việc. Hiện thì người nhà chú đã làm hồ sơ gửi lên BHXH để giải quyết chế độ cho chú. Nhưng nếu lỡ như không may, chú mất trước khi BHXH 1 lần của chú được giải quyết, thì chế độ này còn được nhận sau khi chú mất không ạ hay chỉ nhận được tiền tuất thôi ạ?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”

Toàn cảnh buổi Đối thoại - giao lưu

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Nếu người lao động không thanh toán BHXH 1 lần thì người lao động được hưởng chế độ nghỉ dài ngày, chế độ bảo hiểm y tế, hưu trí, chẳng may khi mất sẽ được hưởng thêm chế độ tử tuất là 18 triệu đồng. Còn nếu bây giờ chú của bạn làm chế độ hưởng 1 lần thì sẽ nhận một cục tiền và không có chế độ tử tuất, mai táng phí nữa.

Do vậy, cơ quan bảo hiểm khuyến cáo BHXH là chế độ an sinh dài kỳ, người lao động không nên rời khỏi bệ đỡ an sinh xã hội. Tuy nhiên, quyết định của người lao động như thế nào thì cơ quan bảo hiểm sẽ tôn trọng, tôi lưu ý thêm là nếu không còn tham gia BHXH, người lao động nên tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình để có hỗ trợ về chi phí khám chữa bệnh.


Phát biểu bế mạc buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, bà Nguyễn Thị Kim Dung, Chủ tịch LĐLĐ quận Hai Bà Trưng cho hay: Sau hơn 2 tiếng diễn ra chương trình, đã có hơn 30 câu hỏi sôi nổi của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động liên quan đến những vấn đề như chế độ BHXH; pháp luật lao động và công tác an toàn, vệ sinh lao động,… được các chuyên gia phân tích, giải đáp cụ thể.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”

“Buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến đã giúp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thêm kiến thức để đảm bảo quyền lợi chính đáng của bản thân cũng như góp phần duy trì mối quan hệ lao động hài hoà với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến cũng giúp các cán bộ Công đoàn có thêm kiến thức, kinh nghiệm để truyền tải cho đoàn viên, người lao động và trực tiếp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công việc của mình”, Chủ tịch LĐLĐ quận Hai Bà Trưng Nguyễn Thị Kim Dung nhấn mạnh.

Chủ tịch LĐLĐ quận Hai Bà Trưng Nguyễn Thị Kim Dung cũng cho biết, trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Liên đoàn Lao động Thành phố, sự chỉ đạo trực tiếp của Quận ủy Hai Bà Trưng, phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn quận Hai Bà Trưng đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn trong hệ thống chính trị của quận.

Các cấp Công đoàn quận đã không ngừng phát huy vai trò là người đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, làm tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong công nhân, viên chức, lao động, tổ chức phát động các phong trào thi đua, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao rộng rãi trong công nhân, viên chức, lao động... Hoạt động của các cấp công đoàn quận đã thể hiện được vị trí, vai trò, bản lĩnh của giai cấp công nhân, có sức lan tỏa trong công nhân, viên chức, lao động.