TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động" TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Chính sách pháp luật lao động và Bảo hiểm xã hội” TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội”

Đây là hoạt động truyền thông chính sách thường niên của Báo Lao động Thủ đô và là một trong những hoạt động chào mừng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động; hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, 70 năm Giải phóng Thủ đô và các ngày lễ lớn trong năm 2024.

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Các đại biểu tham dự buổi Đối thoại - giao lưu

Dự buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến có các đại biểu: Nguyễn Huy Khánh, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; ông Hà Đông, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo LĐLĐ thành phố Hà Nội; ông Hà Lê Hoàn, Chánh Văn phòng LĐLĐ thành phố Hà Nội; bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Thanh Trì; ông Hoàng Văn Huệ, Phó trưởng phòng Lao động, Thương Binh và Xã hội huyện Thanh Trì; ông Triệu Quang Xuyên, Phó Trưởng ban Tuyên giáo huyện Thanh Trì; ông Nguyễn Văn Bình, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô; ông Nguyễn Danh Huy, Chủ tịch LĐLĐ huyện Thanh Trì; ông Đinh Tuấn Anh, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô; bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Thanh Trì; bà Nguyễn Thị Thắm, Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Thanh Trì;…

Đặc biệt, chương trình có sự tham gia của gần 300 đoàn viên, người lao động trên địa bàn quận Thanh Trì.

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Đoàn viên, người lao động tham gia buổi Đối thoại - giao lưu.
TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Toàn cảnh buổi Đối thoại - giao lưu.

Tham gia buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến và trả lời các câu hỏi của đoàn viên, người lao động và bạn đọc là chuyên gia trong các lĩnh vực pháp luật, bảo hiểm xã hội, y tế gồm: Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest; bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Phụ trách Trung tâm Ôxy cao áp Việt Nga.

14h20: Phát biểu khai mạc Đối thoại - Giao lưu trực tuyến, ông Nguyễn Văn Bình, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô nhấn mạnh: Sức khỏe là điều quý giá, là mối quan tâm hàng đầu của mỗi chúng ta. Có đủ sức khỏe, chúng ta mới mới có thể lao động, công tác và làm việc tốt góp phần nâng cao hiệu quả công tác, năng suất lao động. Cùng với sức khỏe, đối với mỗi người lao động, các chế độ chính sách như tiền lương, bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi… cũng là mối quan tâm đặc biệt khi đi làm, tham gia vào quan hệ lao động.

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô Nguyễn Văn Bình phát biểu khai mạc Chương trình.

Từ những lý do trên, Báo Lao động Thủ đô và LĐLĐ huyện Thanh Trì đã lựa chọn chủ đề của buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách hôm nay là “Nâng cao kiến thức pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động”.

Ban Tổ chức mong muốn rằng, các đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động nói riêng và bạn đọc nói chung của Báo Lao động Thủ đô sẽ mạnh dạn đặt những câu hỏi trực tiếp hoặc trực tuyến cho các chuyên gia của chương trình để có thêm kiến thức bổ ích về chăm sóc sức khỏe và bảo vệ quyền lợi cho mình khi làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp.

14h30: Bắt đầu chương trình Đối thoại - giao lưu trực tuyến

Chị Nguyễn Thị Nhung, Công đoàn xã Vĩnh Quỳnh hỏi: Tôi có một người chị 49 tuổi, đang công tác trên địa bàn huyện. Hiện chị đã công tác được 22 năm và muốn nghỉ việc. Vậy chị có được rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần không? Nếu chị tôi nghỉ việc thì có được hưởng lương hưu không và hưởng bao nhiêu %?

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Chị Nguyễn Thị Nhung, Công đoàn xã Vĩnh Quỳnh nêu câu hỏi với các chuyên gia

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Chị của chị có thời gian đóng BHXH 22 năm tức là đã thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện để hưởng lương hưu, đó là trên 20 năm đóng BHXH. Luật BHXH cũng quy định người đóng đủ 20 năm BHXH sẽ không được quyền thanh toán BHXH 1 lần, trừ các trường hợp mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư, xơ gan,… hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.


Chị Chử Thị Hương, Chủ tịch Công đoàn xã Vạn Phúc hỏi: Bạn tôi 40 tuổi, đã ăn chay trường được 6 tháng. Qua theo dõi thông tin thì thấy ăn chay trường ảnh hưởng sức khỏe. Xin hỏi chuyên gia ở độ tuổi này chế độ ăn như thế nào thì sẽ đảm bảo sức khỏe?

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Chị Chử Thị Hương, Chủ tịch Công đoàn xã Vạn Phúc đặt câu hỏi.

Chuyên gia Nguyễn Huy Hoàng:

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Chuyên gia Nguyễn Huy Hoàng

Hiện có nhiều người lựa chọn ăn chay vì nhiều lý do, như tinh thần thoải mái, tôn giáo,… Thực tế cho thấy những người ăn chay trường thường có ít bệnh tật hơn, tim mạch tốt hơn. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu chế độ ăn chay, cơ thể sẽ có sự chuyển hóa, biến đổi nên giai đoạn đầu sẽ thấy hơi mệt so với bình thường. Lâu dần cơ thể đáp ứng thì sẽ bình thường.

Tuy nhiên, những người ăn chay thì thường thì một số vi chất trong cơ thể như: Can xi, sắt, kẽm, D12… sẽ bị thấp hơn người ăn chế độ bình thường, đầy đủ. Những trường hợp đó nên đi khám về dinh dưỡng, để điều chỉnh chế độ ăn uống.

Với những người ăn chay bị thiếu chất nên uống thêm thực phẩm chức năng, hoặc tìm hiểu và bổ sung một số loại thực phẩm bổ sung chất còn thiếu. Ví dụ như nếu cơ thể thiếu sắt, can xi thì ăn những loại rau có nhiều sắt, canxi như rau rền, rau cải để bổ sung lượng chất bị thiếu hụt…


Chị Ngô Thị Lý, Công ty Tân Phát hỏi:

1. Một người lao động làm việc cho công ty A rồi nghỉ việc, sau đó làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trong thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động có làm cộng tác viên hưởng hoa hồng cho công ty B, công ty B không đóng BHXH cho người lao động này. Xin hỏi các chuyên gia, trong trường hợp này, người lao động và công ty B có vi phạm pháp luật không?

2. Lái xe văn phòng có thuộc danh mục công việc nặng nhọc, độc hại không?

3. Người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn làm việc, có thể thôi việc để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, sau đó tiếp tục hưởng chế độ hưu trí không?

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Chị Ngô Thị Lý, Công ty Tân Phát đặt câu hỏi với chuyên gia.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu:

1. Đối với câu hỏi thứ nhất, người lao động khi làm việc với một công ty dù là cộng tác viên nhưng nếu có ký hợp đồng lao động thì vẫn bắt buộc phải tham gia BHXH, nếu có ký hợp đồng lao động mà không tham gia BHXH thì tức là vi phạm pháp luật, còn nếu ký hợp đồng kinh doanh thì không cần tham gia BHXH.

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Chuyên gia Dương Thị Minh Châu

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tiêu chí cụ thẻ vè ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Theo tôi lái xe văn phòng, lái xe con thì không được xếp vào danh mục ngành nghề nặng nhọc độc hại. Chị có thể tham khảo chi tiết tại Thông tư 11 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Với người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu và đủ số năm đóng BHXH, tức là đã đủ điều kiện nghỉ hưu thì đơn vị không thể ra quyết định nghỉ việc hưởng trợ cấp thất nghiệp được, mà buộc phải về hưu và về hưu thì không thể hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm đóng BHXH tức là chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì đơn vị có thể có quyết định nghỉ việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp này người lao động cần tuân thủ về quy định báo trước thời gian nghỉ việc. Trong thời gian đó có thể tham gia BHXH tự nguyện hoặc là sau đó đóng BHXH một lần đủ cho những năm còn thiếu để đủ điều kiện nghỉ hưu hưởng lương hưu.

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Huy Khánh tặng quà đoàn viên trả lời câu hỏi trong phần giao lưu tại Chương trình.

Chị Ngô Thị Luyến, Chủ tịch Công đoàn xã Tam Hiệp hỏi: Hiện nay có thông tin cho rằng tiêm vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca có thể bị đông máu, giảm tiểu cầu. Tôi đã tiêm 2 mũi từ cách đây 2 năm thì có phải đề phòng bệnh đông máu giảm tiểu cầu không? Theo chuyên gia nên phòng bằng cách nào?

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Chị Ngô Thị Luyến, Chủ tịch Công đoàn xã Tam Hiệp.

Chuyên gia Nguyễn Huy Hoàng: Khi đưa vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca về Việt Nam tiêm chủng phòng chống dịch, ngành Y tế đã rất thận trọng vấn đề về huyết khối đã ghi nhận ở châu Âu.

Tại Việt Nam đã có hàng chục triệu liều vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca được sử dụng, nhưng chỉ mới ghi nhận một vài trường hợp có phản ứng phụ liên quan đến huyết khối sau tiêm. Đây là một tỷ lệ vô cùng thấp.

Về thông tin vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, nhiều người đã có tâm lý đi xét nghiệm D-Dimer - xét nghiệm sinh hóa được dùng để chẩn đoán huyết khối trong máu.

Tuy nhiên, với những người dân đã từng tiêm vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19, không cần xét nghiệm D-dimer hay bất xứ xét nghiệm đông máu nào. Bởi tác dụng phụ gây đông máu và giảm tiểu cầu của loại vắc xin AstraZeneca chỉ xảy ra với xác suất rất thấp.

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động

Trong trường hợp bị ảnh hưởng, tác dụng phụ của vắc xin chỉ ảnh hưởng trong khoảng thời gian 4 -6 tuần sau khi tiêm vắc xin. Nếu có chẳng may hình thành cục máu đông, trường hợp 1: Cục máu đông to, gây biến cố như tắc mạch chi, tắc mạch phổi, đột quỵ, nhồi máu cơ tim... lúc này người bệnh biết ngay có có thể mình dính tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca; trường hợp 2: Cục máu đông nhỏ, nó sẽ tan dần, thường sau tối đa 4 tuần là không còn nữa. Khi cục máu đông phân hủy, nó sẽ sinh ra D-dimer trong máu.

Trong khi mũi tiêm vắc xin AstraZeneca của người dân gần nhất cách đây có lẽ cũng 2 năm, nếu không có biến cố về cục máu đông ngay lúc đó, thì bây giờ cũng không còn bất cứ dấu hiệu nào của cục máu đông nữa. Người dân không nên quá lo lắng khi đã tiêm vắc xin AstraZeneca, đồng thời không nên đi xét nghiệm vừa tốn thời gian, vừa tốn tiền vô ích.

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Đồng chí Hà Đông, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo LĐLĐ Thành phố tặng quà NLĐ.

Anh Trần Ngọc Trung, Công ty Cp Fomach hỏi: Xin hỏi chuyên gia trong trường hợp đang đi đường đi làm và bị tai nạn giao thông, bị gãy chân, bó bột cố định. Trường hợp này có được coi là tai nạn lao động hay không? Thủ tục giải quyết như thế nào?; Cũng xin hỏi chuyên gia, người lao động có được ký 2 hợp đồng lao động với 2 doanh nghiệp khác nhau không?

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Anh Trần Ngọc Trung, Công ty Cp Fomach nêu câu hỏi với các chuyên gia.

Chuyên gia Phạm Ngọc Minh: Trong trường hợp đang đi đường đi làm và bị tai nạn giao thông, bị gãy chân, bó bột cố định như bạn nói tôi đã gặp rất nhiều. Cần phải nhấn mạnh tai nạn lao động phải gắn với công việc với thời gian hợp lý và quãng đường hợp lý. Trường hợp này phải chứng minh được 2 yếu tố này. Nếu chứng minh được thì đó sẽ là tai nạn lao động. Tôi đã gặp trường hợp tương tự, nhưng họ không chứng minh được quãng đường hợp lý và thời gian hợp lý nên họ không được xem là tai nạn lao động. Chúng ta phải tuân thủ theo Luật.

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Chuyên gia Phạm Ngọc Minh

Với câu hỏi thứ 2 của anh là người lao động có được ký 2 hợp đồng lao động với 2 doanh nghiệp khác nhau không?. Với câu hỏi này, trong Luật Lao động không cấm. Nghĩa là 2 hợp đồng không ảnh hưởng lẫn nhau là đều có thể triển khai được và hợp pháp.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu (bổ sung): Theo quy định thì với trường hợp có từ 2 hợp đồng với người lao động trở lên chúng ta sẽ đóng BHXH theo nguyên tắc chúng ta đóng BHXH (quỹ hưu trí, tử tuất) tại công ty ký hợp đồng lao động đầu tiên; BHXH (quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp) đóng ở tất cả các công ty đã ký hợp đồng lao động (tuy nhiên người lao động không cần phải đóng vào quỹ này mà người sử dụng lao động sẽ đóng); bảo hiểm thất nghiệp đóng tại công ty ký hợp đồng lao động đầu tiên; bảo hiểm y tế đóng tại công ty ký hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.


Chị Ngô Thị Hường, Công đoàn Ủy ban nhân dân xã Thịnh Liệt hỏi:

1. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh cần chữa bệnh dài ngày theo quy định Bộ Y tế thì có phải đóng BHXH không và được hưởng chế trợ cấp độ ốm đau thế nào?

2. Công dân Việt Nam 75 tuổi trở lên không có lương hưu, bảo hiểm hàng tháng hưởng trợ cấp xã hội thế nào?

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Chị Ngô Thị Hường Công đoàn Ủy ban nhân dân xã Thịnh Liệt.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu:

1, Theo quy định của pháp luật, thời gian nghỉ chế độ ốm đau tối đa trong 1 năm của người lao động với số ngày từ 30 đến 70 ngày làm việc/năm. Riêng trường hợp mắc bệnh cần điều trị ốm đau dài ngày thì được có thể nghỉ dài hơn rất nhiều, thậm chí thời gian nghỉ ốm có thể bằng thời gian đã đóng BHXH. Cụ thể: Người lao động mắc bệnh cần điều trị dài ngày được nghỉ tối đa 180 ngày (bao gồm cả ngày lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần).

Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn cần phải điều trị thì được nghỉ tiếp với thời gian tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Khi nghỉ ốm đau dài ngày, người lao động được hưởng một số quyền lợi, cụ thể như sau:

- Người lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế do quỹ BHXH đảm bảo.

- Người lao động nghỉ ốm đau thông thường và nghỉ ốm đau dài ngày tối đa 180 ngày thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp nghỉ hết 180 ngày nêu trên mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng chế độ ở mức thấp hơn. Cụ thể mức hưởng theo tháng bằng:

+ 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ ốm nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

+ 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ ốm nếu đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

+ 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ ốm nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.

2, Trường hợp người cao tuổi 75 tuổi mà không có lương hưu, bảo hiểm hàng tháng và các loại bảo hiểm khác thì hiện nay chưa áp dụng hình thức trợ cấp nào, tuy nhiên trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã đề cập tới vấn đề này. Theo đó, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) mới nhất, công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và không hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng theo quy định của Chính phủ.

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Đồng chí Hà Lê Hoàn, Chánh văn phòng LĐLĐ Thành phố trao quà tới NLĐ tham gia phần giao lưu tại Chương trình.

Chị Phạm Thị Hường, Trường Tiểu học Vạn Phúc hỏi 2 nội dung:

Một là, hai tháng gần đây bạn tôi có cảm giác dễ hồi hộp nhất là khi làm việc căng thẳng, cứ như đang đánh trống ngực. Cảm giác này cũng xuất hiện khi làm việc quá sức, có phải bạn tôi bị vấn đề liên quan đến tim mạch không?

Hai là, hiện nay tỷ lệ người dân bị đột quỵ cao, những người trẻ tuổi bị đột quỵ không còn là chuyện hiếm gặp, xin bác sĩ chia sẻ những cách để phòng tránh đột quỵ?

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Chị Phạm Thị Hường.

Chuyên gia Nguyễn Huy Hoàng: Về nội dung thứ nhất, qua thực tế khám chữa bệnh của tôi, đa số các trường hợp hồi hộp đều không phải do vấn đề về tim mạch. Nhưng trước hết chúng ta phải giải quyết vấn đề tâm lý lo lắng bệnh tim mạch. Có 2 cách để giải quyết vấn đề này: Cách thứ nhất là leo cầu thang bộ từ tầng 1 đến tầng 4, mất khoảng 2 phút, nếu không thấy khó thở thì bạn có thể yên tâm về tim mạch. Cách thứ hai là đến bất kỳ phòng khám nào của bệnh viện để siêu âm, điện tim.

Nếu không có các vấn đề về tim mạch, chúng ta sẽ tính đến các vấn đề liên quan đến thần kinh. Trong mỗi người sẽ có hệ thần kinh động vật và hệ thần kinh thực vật (tự động). Hệ thần kinh thực dù ta không muốn nó vẫn cứ hoạt động. Ví dụ như khi uống rượu, bị tai nạn, hoặc các tình huống khác. Rối loạn thần kinh thực vật xảy ra khi hệ thần kinh giao cảm hoặc phó giao cảm bị tổn thương dẫn đến sự mất cân bằng giữa hai hệ thống.

Đối với người phát sinh cảm giác hồi hộp sẽ có nguyên nhân do căng thẳng, ngủ không ngon, không sâu giấc, làm việc quá tải,... khiến hệ thần kinh thực vật quá tải. Ngoài ra cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh cũng gặp ở người có thần kinh yếu. Vì vậy, trong trường hợp rối loạn thần kinh thực vật có thể giải quyết bằng việc dùng thực phẩm chức năng.

Theo nhận định, nhiều khả năng là rối loạn thần kinh thực vật có thể gq được dễ dàng bằng thực phẩm chức năng. Những người có nguy cơ cao bị rối loạn thần kinh thực vật cũng cần có biện pháp phòng ngừa sớm để ngăn ngừa khởi phát hoặc làm chậm quá trình diễn biến bệnh bằng cách chăm sóc tốt sức khỏe. Với chứng rối loạn thần kinh thực vật nói riêng và các bệnh tâm lý nói chung, mỗi người chúng ta cần suy nghĩ tích cực với mọi vấn đề trong cuộc sống, duy trì thể dục và có lối sống lành mạnh, tránh lạm dụng các chất kích thích thần kinh.

Liên quan đến nội dung thứ hai, trong những năm gần đây, tỷ lệ bệnh đột quỵ, tử vong giảm nhiều ở nước ngoài, trong khi đó ở Việt Nam thì tăng. Theo thống kê, có 90% người đột quỵ có thể dự phòng được nhưng hầu hết mọi người đều chủ quan nên mới xảy ra. Các nguyên nhân gây đột quỵ chủ yếu do tuổi cao, xơ vữa động mạch, tiểu đường, huyết áp, mỡ máu, tăng cân, ngủ ít, thức khuya, ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn, ăn nhiều dầu mỡ,...

Lời khuyên là chúng ta nên đi khám định kỳ để phát hiện những bệnh nền để kiểm soát huyết áp, mỡ máu, tiểu đường ở chỉ số an toàn.

Có một nửa số bệnh nhân tăng huyết áp nhưng không biết mình tăng huyết áp, nhất là những người trẻ. Một phần ba số người bị tiểu đường không biết mình bị tiểu đường hoặc biết nhưng không điều trị. Đó là những nguyên nhân gây tăng nguy cơ đột quỵ.

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Về ăn uống, nên ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc, cá. Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh. Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường. Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành...

Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.


Chị Vũ Minh Phương, Trường THCS Vĩnh Quỳnh hỏi: Với giáo viên hợp đồng, theo khung thời gian năm học 9 tháng, khi hết năm học thì thanh lý hợp đồng nên có thể 1 người lao động được ký hợp đồng nhiều lần, nhiều năm nhưng không liên tục nên không được nâng lương. Trong khi đó, giáo viên thường có 2 tháng hè. Vậy có được xét 2 tháng hè cho giáo viên hợp đồng không? Có giải pháp nào cho người lao động là giáo viên trong việc ký hợp đồng lao động liên tục và nâng lương không, xin chuyên gia giải đáp giúp?

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Chị Vũ Minh Phương, Trường THCS Vĩnh Quỳnh.

Chuyên gia Phạm Ngọc Minh: Bình thường, bất cứ đơn vị, doanh nghiệp nào cũng mong muốn người lao động sẽ gắn bó lâu dài với đơn vị, doanh nghiệp. Còn trường hợp người lao động trong trường hợp trên là lao động thời vụ, thường do vấn đề ngân sách đơn vị, doanh nghiệp không đảm bảo. Ký hợp đồng như vậy thì người lao động sẽ chịu nhiều thiệt thòi.

Việc ký hợp đồng, trong luật lao động nhằm bảo vệ nhiều hơn cho người lao động. Theo lộ trình bình thường, việc ký hợp đồng xác định thời hạn lần 1 thường dưới 36 tháng trở xuống; ký lần 2 là thêm một hợp đồng xác định thời hạn nữa; lần 3 thường là hợp đồng không xác định thời hạn. Bởi vậy, người lao động cũng phải nắm rõ quy định thông thường này để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Giáo viên có 2 tháng hè. Nguyên tắc, hợp đồng lao động đủ 12 tháng thì sẽ có 2 tháng nghỉ. Nếu người lao động ký hợp đồng 9 tháng, thì 2 tháng hè này thường không được giải quyết.


Chị Vũ Thị Thu, Công ty Môi trường đô thị Thanh Trì hỏi: Tôi có 2 câu hỏi muốn nhờ chuyên gia giải đáp giúp.

Thứ nhất, xin chuyên gia cho biết, người lao động được hưởng những quyền lợi gì khi bị tai nạn lao động và những thủ tục để hưởng chế độ bồi thường khi bị tai nạn lao động?

Thứ hai, theo pháp luật lao động khi xảy ra tai nạn lao động chết người thì doanh nghiệp phải khai báo ngay với cơ quan nào? Người sử dụng lao động có phải lấy ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không?

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Chị Vũ Thị Thu, Công ty Môi trường đô thị Thanh Trì nêu vướng mắc tới chuyên gia.

Luật sư Phạm Ngọc Minh: Với trường hợp như chị đề cập, người lao động khi bị tai nạn lao động thì được hưởng quyền lợi gì. Theo Bộ luật Lao động và Luật An toàn, vệ sinh lao động thì người lao động được hưởng khá nhiều quyền lợi. Khi được xác định là bị tai nạn lao động thì người lao động sẽ được các quỹ bảo hiểm chi trả.

Tại Thông tư 44/2015, mức suy giảm từ 5% thì người lao động được hưởng mức chi trả theo tiền lương cơ sở. Trên 31% thì được hưởng 30% mức lương cơ sở. Với trường hợp nặng thì người lao động còn được hưởng trợ cấp về thuốc men; nếu tử vong thì hưởng mức tiền bằng 36 lần mức lương cơ sở… Ngoài chi trả về quỹ tai nạn lao động thì người lao động còn được hưởng các hỗ trợ từ người sử dụng lao động như hỗ trợ thuốc men, tiền lương, tiền khám bệnh…

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Đoàn viên, NLĐ chăm chú theo dõi phần trả lời của các chuyên gia.

Với trường hợp người lao động bị chết bởi tai nạn lao động về nguyên tắc chúng ta phải thực hiện trách nhiệm thông báo đến cơ quan phụ trách lao động cấp tỉnh. Ngoài ra, còn phải báo cáo với cơ quan công an cấp huyện, quận để họ triển khai xem xét xem đó là tai nạn lao động hay cố ý làm chết người.

Với nội dung người sử dụng lao động có phải lấy ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không, theo tôi là có. Bởi đây là những quyền lợi sát sườn.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu (bổ sung): Khi chẳng may bị tai nạn lao động thì người lao động phải báo ngay cho người sử dụng lao động. Cơ quan BHXH sẽ thành lập đoàn kiểm tra, thẩm định người lao động. Với mức trợ cấp chúng ta sẽ nhận từ người sử dụng lao động và từ cơ quan BHXH.


Chị Kiều Trang, Trường Mầm non A Thanh Liệt: Theo quy định mới về lương thì mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia BHXH bắt buộc là bao nhiêu? Theo luật mới, khi không còn hệ số lương và mức lương cơ sở thì BHXH đóng như thế nào?

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Chị Kiều Trang, Trường Mầm non A Thanh Liệt

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Nguyên tắc nhận BHXH là đóng – hưởng. Luật BHXH năm 2014 quy định về mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia BHXH bắt buộc là bằng mức lương cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở đang là 1,8 triệu đồng, do đó mức lương hưu thấp nhất là 1,8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2024, việc bãi bỏ lương cơ sở đã mở đường cho một cơ chế mới trong việc xác định mức hưởng lương hưu. Chính phủ sẽ có văn bản quy định cụ thể hoặc hướng dẫn cách xác định mức hưởng lương hưu thấp nhất.

Điều này đánh dấu một bước ngoặt trong quản lý chính sách an sinh xã hội, phản ánh nỗ lực của Chính phủ trong việc cải cách và tối ưu hóa hệ thống BHXH.

Câu hỏi khi không còn hệ số lương và mức lương cơ sở thì BHXH đóng như thế nào thì đang trong quá trình đợi hướng dẫn thực hiện. Khi xây dựng xong cơ chế tiền lương thì những chính sách khác sẽ đi theo. Chúng ta sẽ đợi hướng dẫn mới nhất của các cơ quan, bộ, ngành thực thi.

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Đoàn viên, người lao động tham gia Chương trình.

Chị Đặng Thị Thu Hiền, Công ty Bao bì Việt Thắng hỏi: Trong thời gian vừa qua có nhiều vụ tai nạn lao động xảy ra tại các đơn vị, xí nghiệp. Xin hỏi chuyên gia, doanh nghiệp tôi muốn tập huấn cho người lao động tại Công ty thì thủ tục như thế nào? Cán bộ được cử đi đào tạo tại các đơn vị chuyên trách thì chỉ cần cử 1 người đi học hay phải thuê đơn vị chuyên trách về công ty để đào tạo?

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Chị Đặng Thị Thu Hiền, Công ty Bao bì Việt Thắng.

Chuyên gia Phạm Ngọc Minh: Về nguyên tắc chung thì người sử dụng lao động phải thực hiện đào tạo thường xuyên để người lao động nắm được kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Người sử dụng lao động phải phân công người phụ trách về an toàn, vệ sinh lao động để tập huấn cho người lao động.

Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định 1 số trường hợp đặc biệt, nâng cao. Đó là đào tạo tập huấn cho những người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động, những người làm việc không theo hợp đồng lao động. Các trường hợp này là “đào tạo người đào tạo” nên phải có những đơn vị chuyên nghiệp.

Nếu doanh nghiệp sản xuất trong các ngành nghề nặng nhọc, nguy hiểm, chúng tôi khuyến khích thuê các đơn vị chuyên nghiệp về đào tạo tập huấn để chuyên sâu hơn cho toàn bộ người lao động.

Phát biểu bế mạc Đối thoại - Giao lưu trực tuyến, ông Nguyễn Danh Huy, Chủ tịch LĐLĐ huyện Thanh Trì cho biết, sau hơn 2 giờ diễn ra chương trình với tinh thần làm việc trách nhiệm và khẩn trương, đã có khoảng 30 câu hỏi sôi nổi của cán bộ, CNVCLĐ liên quan đến các chế độ BHXH và chăm sóc sức khỏe cho người lao động đã được các chuyên gia trao đổi, giải đáp. Qua buổi Đối thoại, giao lưu này, giúp cán bộ, CNVCLĐ có thêm kiến thức để truyền tải cho đoàn viên và người lao động.

Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của LĐLĐ Thành phố, sự lãnh đạo,chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy Thanh Trì, phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn huyện Thanh Trì đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn trong hệ thống chính trị của huyện. Tổ chức Công đoàn đã không ngừng phát huy vai trò là người đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, làm tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, thực hiện tốt công tác tuyên truyền; tổ chức phát động các phong trào thi đua, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao rộng rãi trong CNVCLĐ... Hoạt động của các cấp Công đoàn huyện đã thể hiện được vị trí, vai trò, bản lĩnh của giai cấp Công nhân, có sức lan tỏa trong CNVCLĐ.

LĐLĐ huyện Thanh Trì rất phấn khởi được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo LĐLĐ Thành phố, các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch LĐLĐ các quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trên địa bàn Thành phố; các quý vị đại biểu lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện; cán bộ, đoàn viên Công đoàn của các Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện tới dự buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến.