Cách nào ngăn chặn hàng giả trên không gian mạng? Quảng Ninh: Hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ nông đặc sản qua hoạt động thương mại điện tử

Amazon vừa công bố Báo cáo “Người bán hàng địa phương, Khách tiêu dùng toàn cầu: Xu hướng xuất khẩu thông qua thương mại điện tử tại Việt Nam”. Báo cáo được thực hiện bởi AlphaBeta thông qua việc khảo sát 300+ doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.

Việt Nam cần nắm bắt cơ hội xuất khẩu thông qua thương mại điện tử

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải đáp 3 vấn đề liên quan đến cơ hội xuất khẩu thương mại điện tử đối với các MSME tại Việt Nam: Quy mô cơ hội xuất khẩu thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam là gì? Quan điểm và thách thức hiện tại mà các MSME phải đối mặt khi áp dụng thương mại điện tử để xuất khẩu là gì? Cần có những hành động nào để hỗ trợ MSME trong hoạt động xuất khẩu TMĐT?

Báo cáo chỉ ra, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới (B2C) của Việt Nam ước tính tăng trưởng trên 20% mỗi năm, đạt 75,4 nghìn tỷ đồng (3,3 tỷ USD) trong năm 2021 và dự kiến đạt 256,1 nghìn tỷ đồng (11,1 tỷ USD) vào năm 2026.

Báo cáo này nhận định, nếu coi “Thương mại điện tử B2C” như là một ngành hàng xuất khẩu, đây sẽ là ngành xuất khẩu thế mạnh đứng thứ 5 tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.

10 ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất Việt Nam
10 ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất Việt Nam.

88% doanh nghiệp được khảo sát tại Việt Nam nhận định TMĐT rất quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của họ, đồng thời nhận định doanh số bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới sẽ cao hơn doanh số bán lẻ online trong nước.

Bên cạnh những cơ hội phát triển, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường tiềm năng nhờ vào TMĐT xuyên biên giới, vẫn tồn tại những bất cập đối với các doanh nghiệp Việt Nam trên các vấn đề chính: Thông tin, Năng lực, Chi phí, Quy định.

Cụ thể, về thông tin: 80% doanh nghiệp cho rằng họ thiếu thông tin về các quy định liên quan của thị trường nước ngoài.

85% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng họ gặp rào cản về năng lực cạnh tranh trong khu vực và trên toàn cầu. Bên cạnh đó, 81% doanh nghiệp thừa nhận rằng họ chưa được chuẩn bị để đáp ứng được sở thích và tâm lý của người tiêu dùng nước ngoài.

5 thông điệp quan trọng
5 thông điệp quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu qua thương mại điện tử.

Báo cáo “Người bán hàng địa phương, Khách tiêu dùng toàn cầu: Xu hướng xuất khẩu thông qua thương mại điện tử tại Việt Nam” mong muốn cung cấp góc nhìn thiết thực cho các cơ quan chức năng, các nhà hoạch định chính sách, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp trong ngành đưa ra các giải pháp hỗ trợ toàn diện cho các nhà xuất khẩu qua TMĐT.

Song song với đó, hợp tác giữa Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số với Amazon Global Selling Việt Nam là nỗ lực hỗ trợ kịp thời và dài hạn đến từ Chính phủ và các đơn vị trong ngành nhằm phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam.

Theo Phạm Lê/vnmedia.vn

https://vnmedia.vn/cong-nghe/202206/viet-nam-can-nam-bat-co-hoi-xuat-khau-thong-qua-thuong-mai-dien-tu-a025dfe/