Chi trả nhanh, đủ chế độ cho công chức nghỉ việc khi tinh gọn bộ máy

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (KTXH) và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026.

Trong chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Kế hoạch phát triển KTXH năm 2026 được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ, thực chất kết quả thực hiện Kế hoạch năm 2025 và dự báo tình hình thế giới, trong nước.

Phân tích, dự báo, chủ động các phương án, giải pháp đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng hai con số.

Xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập, tinh gọn bộ máy
Chính phủ yêu cầu sắp xếp, xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập, tinh gọn bộ máy.

Trên cơ sở kết quả thực hiện 6 tháng năm 2025, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tổ chức đánh giá và ước thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2025 trên tất cả các ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, quản lý.

Công tác rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật theo Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh, tháo gỡ các điểm nghẽn.

Giải quyết các dự án tồn đọng; xây dựng khung khổ pháp lý để triển khai các Nghị quyết của Bộ Chính trị về kinh tế tư nhân, đổi mới sáng tạo... Hoàn thiện các quy định về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

Điều hành, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hài hòa, hiệu quả các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác.

Trong đó, làm rõ công tác điều hành tín dụng, lãi suất, tỷ giá, quản lý thị trường vàng; thu chi ngân sách nhà nước; điều hành giá; các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất;

Thúc đẩy đầu tư công; thu hút vốn đầu tư nước ngoài; thúc đẩy thương mại hài hòa, bền vững với các đối tác; tạo đột phá cho các động lực tăng trưởng mới.

Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy; tăng cường phân cấp, phân quyền, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; kỷ luật, kỷ cương, hành chính gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi.

Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm; đẩy mạnh sắp xếp, xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Tập trung hoàn thiện hệ thống hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, ưu tiên công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, hệ thống đường bộ cao tốc, các dự án có tính liên vùng và hạ tầng đô thị lớn, hạ tầng chuyển đổi số.

Kết nối hệ thống cao tốc với sân bay, cảng biển và triển khai hệ thống đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án quy mô lớn. Thu hút đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng theo phương thức đối tác công tư.

Thực hiện cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và trong nội ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.

Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân. Đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển.

Việc sắp xếp và xử lý tài sản công sau khi sáp nhập, tinh gọn bộ máy là một phần quan trọng trong quá trình cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Đây là một nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tiết kiệm ngân sách và phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người dân và xã hội. Quá trình sắp xếp, xử lý tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch, có sự giám sát của các cơ quan chức năng và cộng đồng.