[Infographics] Cấm 4 hành vi khi xử lý kỷ luật lao động

Đáng chú ý, Nghị định bổ sung quy định hình thức kỷ luật bãi nhiệm áp dụng đối với cán bộ vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp.

Đơn cử như vi phạm: Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của đối tượng vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của đối tượng vi phạm khi xử lý vi phạm hành chính; lập biên bản vi phạm hành chính không đúng thẩm quyền, không đúng hành vi vi phạm hành chính, không đúng đối tượng vi phạm hành chính...

Ngoài ra, Nghị định 93/2025 cũng bổ sung quy định về các trường hợp được xem xét để miễn trách nhiệm kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

Bao gồm: các trường hợp được quy định tại nghị định của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức xuất phát từ lỗi của đối tượng vi phạm hành chính; người ban hành quyết định trong xử lý vi phạm hành chính tự kiểm tra, phát hiện có sai sót và đã thực hiện khắc phục sai sót theo quy định mà chưa gây ra hậu quả.

Nghị định mới của Chính phủ cũng sửa đổi, bổ sung các quy định về hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.