Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong những tháng đầu năm Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo “nóng” về thị trường bất động sản Gần 290.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn năm 2023

Một số nội dung quan trọng đáng chú ý được Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi trong Nghị định này là cho phép doanh nghiệp được thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản khác.

Theo đó, với trái phiếu chào bán trong nước, trường hợp doanh nghiệp phát hành không thể thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi theo phương án đã công bố thì doanh nghiệp có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác, trên cơ sở đảm bảo 3 nguyên tắc.

Bộ Tài chính đề xuất phương án giải toả bế tắc về thanh khoản
Một số nội dung quan trọng đáng chú ý được Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi trong nghị định này đó là cho phép doanh nghiệp được thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản khác. (Ảnh minh họa)

Thứ nhất, phải tuân thủ quy định của pháp luật dân sự, pháp luật chuyên ngành và pháp luật có liên quan. Thứ hai, phải được chủ sở hữu trái phiếu chấp thuận. Thứ ba, doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin bất thường và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng pháp lý của tài sản sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định pháp luật.

Theo Bộ Tài chính, cơ sở của quy định này là Điều 286 Bộ luật Dân sự năm 2015 và quy định pháp luật liên quan đã cho phép doanh nghiệp có thể chuyển đổi trái phiếu thành khoản vay hoặc thanh toán trái phiếu bằng tài sản khác. Bộ Tài chính cũng đã trình Bộ Tư pháp thẩm định quy định này.

Thời gian qua, một số doanh nghiệp, đặc biệt thuộc nhóm bất động sản gặp khó khăn thanh toán nghĩa vụ nợ đáo hạn năm 2023, có doanh nghiệp đã đàm phán thanh toán gốc trái phiếu bằng cổ phần, có doanh nghiệp đàm phán với nhà đầu tư để thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng sản phẩm bất động sản.

Bên cạnh đó, Dự thảo Nghị định cũng cho phép doanh nghiệp phát hành được đàm phán để kéo dài kỳ hạn trái phiếu. Theo đó, với trường hợp kéo dài kỳ hạn của trái phiếu, Dự thảo quy định thời hạn tối đa không quá 2 năm so với phương án phát hành đã công bố với nhà đầu tư.

Theo Dự thảo Nghị định, đối với trái chủ không chấp nhận thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu doanh nghiệp thì doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm đàm phán đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư. Nếu trái chủ vẫn không chấp nhận phương án đàm phán thì doanh nghiệp phải trả đầy đủ gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn và phải thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) cho trái chủ theo đúng phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư.

Bảo Thoa