Cần làm rõ nhiều vấn đề để bảo vệ người tiêu dùng
Nhiều ưu đãi cho người dân trong “Tháng 10. Tháng tiêu dùng số” Chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội tăng 3,06% Người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đến các hình thức ngân hàng số |
Theo đó, ngày 20/6 vừa qua, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 được thông qua, dự kiến sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2024. Bộ Công thương được Thủ tướng Chính phủ phân công, chỉ đạo xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thời hạn trình Chính phủ là tháng 12/2023.
Tại hội thảo lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định, ông Lê Triệu Dũng, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, Dự thảo Nghị định đã được đăng tải công khai để lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Bộ Công thương.
Các đại biểu tham dự Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. |
Đồng thời, Dự thảo Nghị định cũng đã được gửi xin ý kiến các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các tổ chức có liên quan. Tới thời điểm hiện tại, Dự thảo Nghị định đã nhận được ý kiến góp ý của 15 Bộ, cơ quan ngang Bộ, 45 ý kiến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và ý kiến bằng văn bản của 7 doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội. Cùng đó, Dự thảo Nghị định cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp trực tiếp của các cá nhân.
Đáng chú ý, nhiều ý kiến đóng góp tập trung vào một số nội dung liên quan đến hoạt động người có ảnh hưởng, nền tảng số lớn, kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, trách nhiệm của tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian, nền tảng số lớn. Các hoạt động kinh doanh trên không gian mạng nở rộ kéo theo nhiều hệ lụy, phát sinh nhiều vấn đề chưa được điều chỉnh bởi pháp luật cũng là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến việc sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Đơn cử, nhiều ý kiến đề nghị Dự thảo Nghị định cần làm rõ các khái niệm về nền tảng số, nền tảng số trung gian và nền tảng số lớn. Đây là vấn đề được nhiều hiệp hội, tổ chức quan tâm và đề nghị làm rõ khi góp ý xây dựng Dự thảo Nghị định.
Trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, một số hành vi liên quan đến nền tảng số và nền tảng số trung gian sẽ bị cấm, có thể kể đến như việc ép buộc người tiêu dùng sử dụng nền tảng số như điều kiện để dùng dịch vụ, ngăn chặn hoặc hiển thị không trung thực thông tin đánh giá về sản phẩm, dịch vụ…
Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có bổ sung quy định về phân nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhằm giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong thực hiện chương trình thu hồi. Tại Dự thảo hiện quy định chi tiết các bước liên quan đến chương trình thu hồi, từ việc ngừng cung cấp, thông báo về chương trình thu hồi, báo cáo trước và sau khi thực hiện thu hồi.
Trước những ý kiến đóng góp, đại diện Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến, hoàn thiện dự thảo.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thông qua ngày 20/6/2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Thực hiện nhiệm vụ được giao và trên cơ sở rà soát và đánh giá các nội dung quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương xây dựng dự thảo Nghị định để quy định chi tiết các điều, khoản của Luật. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là văn bản có phạm vi tác động tới nhiều lĩnh vực, nhiều chủ thể trong xã hội. Bởi vậy, việc ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là cần thiết. |
Bình luận