Chặn thông tin xấu độc tác động tiêu cực tới thị trường
Luật Đất đai sửa đổi nếu không bảo vệ tốt hơn quyền lợi người dân thì chưa vội ban hànhDự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hướng đến sự bình đẳng giữa các chủ thể sử dụng đất |
Những căn biệt thự bỏ hoang tại Nam An Khánh (Hoài Đức, TP.Hà Nội) được hét giá chóng mặt. Ảnh: Cao Nguyên |
Giá tăng 2 lần sau 2 năm.
Theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, thời gian gần đây giá bất động sản tại một số khu đô thị trên địa bàn Hà Nội bất ngờ tăng giá chóng mặt. Một số khu đô thị phía Tây Hà Nội có mức giá tăng vọt, trung bình từ 20 - 30%/năm, thậm chí có những căn đã tăng gấp 2 lần sau chưa đầy 2 năm.
Điển hình, tại khu đô thị Vân Canh (huyện Hoài Đức), mặc dù hàng loạt căn biệt thự, nhà liền kề vẫn bỏ hoang la liệt, không người ở, nhưng chỉ trong 2 năm gần đây, mức giá tại khu đô thị này đã tăng cao. Đáng chú ý, từ cuối năm 2021 tới nay, mức giá đã tăng từ khoảng 10 - 20%.
Một số môi giới tại khu vực này cho rằng, cách đây 2 năm, mức giá tại khu đô thị Vân Canh chỉ dao động khoảng 40 - 65 triệu đồng/m2. Đến nay, mức giá tại khu đô thị này đã tăng hơn 2 lần, cụ thể, đối với những căn nằm ở mặt đường 17,5m có mức giá dao động từ 75 - 110 triệu đồng/m2.
Còn các căn biệt thự, liền kề nằm ở mặt đường 30m có mức giá từ 105 - 120 triệu đồng/m2. Đơn cử, một căn nhà liền kề rộng 113,8m2 nằm tại mặt đường 17m, thời điểm đầu năm 2020 có mức giá chỉ khoảng 43 triệu đồng/m2 nhưng nay bị đẩy lên tới 120 triệu đồng/m2, tương đương 13,5 tỉ đồng.
Một số môi giới bất động sản khu vực Hoài Đức thừa nhận, thực tế dù nguồn cung nhiều nhưng thị trường liền kề, biệt thự đang bị đẩy giá cao hơn giá trị thực theo sự "sốt" chung của thị trường. Trước thực trạng này, các chuyên gia cảnh báo, thời gian qua thị trường biệt thự, liền kề đang có hiện tượng bị đẩy giá lên cao. Việc này đã tạo cơ hội cho một bộ phận đầu cơ tham gia phát triển thị trường vì vậy nhà đầu tư cần tỉnh táo.
Hằng quý sẽ có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ
Thực tế Bộ Xây dựng từng không ít lần đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai hiệu quả Nghị định 44/2022 về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS.
Trong đó, đề nghị UBND các địa phương kiểm tra việc đảm bảo hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin về nhà ở và thị trường BĐS, bảo đảm sự vận hành của hệ thống cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS, nhất là thông tin về các dự án BĐS cần được công bố trước khi chủ đầu tư đưa BĐS ra giao dịch.
Với các bộ, ngành và cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ Xây dựng cũng đề nghị phối hợp trong việc kết nối, chia sẻ thông tin từ các cơ sở dữ liệu có liên quan do bộ, ngành quản lý, đảm bảo việc duy trì, kết nối, chia sẻ thông tin với cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS.
Trước đó trong báo cáo đánh giá toàn diện thị trường BĐS năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Xây dựng thông tin, hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS hiện chưa đầy đủ, hoàn chỉnh. Chính vì vậy, trong thời gian tới bộ này sẽ thường xuyên theo dõi sát tình hình, diễn biến của thị trường BĐS; hằng quý có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh doanh BĐS, thị trường BĐS cả nước và kiến nghị giải pháp để thị trường phát triển ổn định.
Đáng chú ý, Bộ Xây dựng cũng đề nghị Bộ Công an xử lý nghiêm hoạt động của các sàn giao dịch BĐS và hoạt động môi giới BĐS vi phạm pháp luật, các hành vi đưa thông tin không chính xác, gây tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng, BĐS.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vào cuối tháng 6.2022 ký ban hành Nghị định số 44 về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS. Hệ thống này được xây dựng thống nhất trên toàn quốc nhằm chia sẻ, cung cấp thông tin cơ bản về nhà ở và thị trường BĐS cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân, phục vụ công tác quản lý nhà nước.
Trong đó Bộ Xây dựng định kỳ hằng năm và hằng quý phải công bố các thông tin cơ bản về nhà ở và thị trường BĐS. Đặc biệt hằng quý phải có dữ liệu về chỉ số giá giao dịch và chỉ số lượng giao dịch BĐS.
Theo
Bình luận