Singapore là "cửa ngõ" để DN công nghệ Việt Nam vươn ra khu vực Trao giải báo chí về khoa học và công nghệ năm 2021 Chuyển đổi số Trường Đại học Thủ đô Hà Nội: Nền tảng cho bước tiến đột phá

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Phúc Thọ Kiều Trọng Sỹ, thời gian qua, huyện đã thực hiện tốt công tác quản lý lĩnh vực khoa học công nghệ; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về khoa học và công nghệ nhằm nâng cao nhận thức xã hội của toàn thể nhân dân đối với nhiệm vụ “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Chú trọng triển khai công tác quản lý trong lĩnh vực khoa học công nghệ
UBND huyện Phúc Thọ tổ chức Tọa đàm “Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - con đường đi đến thành công” nhằm phổ biến tri thức khoa học; khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo trong các tầng lớp nhân dân.

Huyện đã phát động phong trào sáng kiến, sáng tạo, qua đó khích lệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phát huy tính chủ động, sáng tạo, nghiên cứu, tìm ra các giải pháp mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả, chất lượng trong công việc, mang lại lợi ích thiết thực tại cộng đồng dân cư.

Một số sáng kiến, kinh nghiệm, giải pháp sáng tạo trong thực thi công vụ đã được áp dụng hiệu quả trên địa bàn huyện có thể kể đến như: Ứng dụng mã Qrcode nhằm nâng cao chất lượng thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại Bộ phận một cửa; thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch theo phương châm không chờ, không giấy hẹn; ứng dụng Google biểu mẫu trong việc tổng hợp, báo cáo số liệu trực tuyến... Từ đó, góp phần trong nâng cao chỉ số cải cách hành chính của huyện.

Huyện đã xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia tại UBND huyện và 21 xã, thị trấn. Đến nay, đảm bảo 100% các thủ tục hành chính được xây dựng quy trình ISO theo đúng quy định. Các quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được xây dựng, công khai giúp công dân, cán bộ thực hiện nhiệm vụ hiểu rõ về hồ sơ, tài liệu, các bước công việc cần thực hiện và thời gian phải hoàn thành; đảm bảo “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình và rõ hiệu quả”; nâng cao sự hài lòng của người dân đối với tổ chức nhà nước.

Ngoài ra, huyện đã hỗ trợ xác lập, quản lý, khai thác, bảo vệ tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc sản, làng nghề của địa phương; đồng thời triển khai các hoạt động quảng bá, phát triển tài sản trí tuệ. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 7 sản phẩm được xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩn theo Qrcode; 7 sản phẩm đã được hỗ trợ đăng ký và công bố nhãn hiệu. Năm 2023, huyện tiếp tục phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội triển khai thực hiện dự án hỗ trợ xây dựng và phát triển 5 nhãn hiệu.

Cạnh đó, huyện cũng xây dựng, triển khai và nhân rộng các ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giáo dục, môi trường và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hành chính Nhà nước, hướng tới chính quyền điện tử, chính quyền số đem lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất, đời sống và công việc.