Tiềm năng “hút” vốn đầu tư khi áp dụng công nghệ Blockchain Thách thức trong quản lý tài sản số Blockchain: Công nghệ mới cho nền kinh tế số

Đánh giá về thị trường hiện nay, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam Nguyễn Thế Minh cho rằng, về cơ bản nếu xét thị trường chứng khoán Việt Nam theo mô hình "chữ V" thì hiện nay ta đang có xu hướng phát triển đó.

Nhưng, thị trường đã trải qua một giai đoạn giảm rất khốc liệt trong tháng 4 và ổn định ở tháng 5. Các nhà đầu tư đều đang mong muốn có thể "về bờ" (hoà vốn) trong giai đoạn này. Do đó, thị trường "đi lên" sẽ trở nên tương đối khó khăn, không dễ ràng như những cú sốc sụt giảm trước đó, ví dụ như năm 2020.

Chứng khoán tháng 6 có xu hướng tăng?
Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam Nguyễn Thế Minh.

"Tôi cho rằng, trong giai đoạn tháng 6, cơ bản thị trường sẽ có xu hướng tăng. Tuy nhiên, xu hướng này có thể sẽ mang 2 dáng vóc. Một là, đà tăng thị trường sẽ không diễn ra với biên độ lớn; hai là, có thể vẫn giữ ở mức trên 1.300 điểm và hướng tới 1.328 điểm hoặc cao hơn ở mức 1.400 điểm trong thời gian tới", Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam dự đoán.

Còn theo Chủ tịch Quỹ đầu tư Green Fund, đồng thời là Chủ tịch Quỹ Đầu tư A+ Quan Đức Hoàng ghi nhận, thị trường chứng khoán Mỹ đang đi theo hình chữ V cũng sẽ là một điều tích cực để các nhà đầu tư Việt Nam bình tĩnh vượt qua giai đoạn khó khăn này.

“Ở thị trường Việt Nam, bản thân tôi sẽ không quá chú trọng vào một mã, nên đầu tư vào chỉ số cả thị trường sẽ tốt hơn, mang tính lâu dài hơn. Bởi, thị trường kinh tế Việt Nam đang phát triển 7-8% mỗi năm, tài sản trong thời gian đó sẽ có chiều hướng tăng lên cùng”, Chủ tịch Quỹ đầu tư Green Fund nói.

Ghi nhận của phóng viên, chốt phiên giao dịch ngày 9/6, VN-Index ở ngưỡng 1.307,8 điểm, giảm 0.11 điểm (tức -0.01%), so với phiên giao dịch trước đó (8/6). Chỉ số đóng cửa trong sắc đỏ nhưng số lượng cổ phiếu tăng điểm lại nhỉnh hơn giảm, lần lượt là 219 và 214 mã. HPG bật mạnh gần 3% lên 33.800 đồng, trở thành trụ đỡ cho rổ VN30 lẫn thị trường. Các mã khác trong danh sách tác động tiêu cực đến VN-Index phần lớn thuộc nhóm ngân hàng như VPB, EIB, SSB, MBB.

Chứng khoán tháng 6 có xu hướng tăng?
Nhìn chung, đà tăng mạnh nhất ngày 9/6 đến từ ngành hóa chất và dịch vụ tài chính, dòng tiền có dấu hiệu cải thiện vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

Thanh khoản thị trường giảm hơn 4.000 tỷ đồng so với hôm qua, đạt xấp xỉ 12.700 tỷ đồng; trở thành phiên có giá trị khớp lệnh thấp nhất kể từ đầu tháng đến nay. Nhưng hôm nay là phiên thứ tư liên tiếp nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều hơn bán, giá trị lần lượt là 1.240 tỷ đồng và 1.060 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ FUEVFVND được nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều nhất, tiếp đến là cổ phiếu STB, DPM, FPT và GAS.