[Infographic]: 6 dự án căn hộ dự kiến mở bán năm 2023 ở Đà Nẵng Đà Nẵng: Những dự án sẽ khởi công trong năm 2023
Đâu là trở ngại lớn nhất cho tốc độ phát triển của bất động sản thương mại?
Mặt bằng bán lẻ trong một trung tâm mua sắm. (Ảnh: Văn Luận)

Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết, bất động sản thương mại là dòng bất động sản tạo ra dòng tiền, bao gồm các loại tài sản như: Các tòa nhà văn phòng; những dãy căn hộ cho thuê với ít nhất năm phòng; cửa hàng, cửa hiệu, mặt bằng bằng bán lẻ có thể nằm ở những trung tâm mua sắm lớn hay các khu mua sắm nhỏ ở địa phương; khách sạn và nhà hàng; khu vực phục vụ sản xuất, kho bãi,...

Thị trường bất động sản thương mại tại Việt Nam vẫn còn khá non trẻ và chỉ tập trung chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Hà Nội.

Đối với riêng thị trường văn phòng, báo cáo năm 2022 của Cushman & Wakefield ghi nhận, tổng nguồn cung văn phòng hạng A tại TP.HCM và Hà Nội đạt khoảng 820 nghìn m2. Con số này đang thấp hơn nhiều lần so với các thị trường văn phòng trong khu vực như Tokyo (khoảng 10 triệu m2), Seoul (4,3 triệu m2) hay Singapore (2,6 triệu m2).

Theo chuyên gia Cushman & Wakefield, không giống như các dự án phát triển đô thị mới ở các quốc gia khác, việc thiếu các chính sách ưu đãi là một trong những trở ngại lớn nhất cho tốc độ phát triển của bất động sản thương mại tại Việt Nam.

Các nhà đầu tư và chủ đầu tư cần nhiều sự hỗ trợ từ Chính phủ về các vấn đề liên quan đến pháp luật và thuế. Việc tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và minh bạch hơn sẽ đóng vai trò như một chất xúc tác để thúc đẩy nhanh tiến độ phát triển bất động sản thương mại của Việt Nam.