Bảo tồn làng nghề, phát triển kinh tế nông thôn Đẩy mạnh kết nối, đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị Nhật Bản

Để phát huy hiệu quả các thế mạnh, huyện Ứng Hòa đang phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực của từng vùng. Đồng thời, khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; gắn với chế biến tiêu thụ, xây dựng thương hiệu các nông sản chủ lực nhằm nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Đến nay, trên địa bàn huyện ngày càng xuất hiện nhiều hơn các mô hình trồng trọt ứng dụng công nghệ cao, mô hình sản xuất VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình rau an toàn trồng trong nhà lưới 5.000m2 tại xã Sơn Công; mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính tại 2 xã Phù Lưu, Hồng Quang với hệ thống tưới tự động, thiết bị cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm và các chỉ tiêu nông hóa thổ nhưỡng; mô hình trồng bưởi VietGAP tại xã Đồng Tiến…

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính của hộ gia đình anh Bùi Văn Chung, thôn Bài Lâm Thượng, xã Hồng Quang.

Bên cạnh đó, huyện đã xây dựng thêm các mô hình nhà lưới, nhà màng trồng rau, quả an toàn. Định hướng các loại giống cây trồng cho phù hợp với thổ nhưỡng, tập quán canh tác và giá trị kinh tế cao. Từng bước định hướng sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu nhằm nâng cao giá trị thu nhập cho người dân. Theo đó, có 8 tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận VietGAP với tổng diện tích là 33,6ha, sản lượng khoảng 578 tấn/năm.

Với hệ thống chuồng trại khép kín, hiện đại, áp dụng phương pháp nuôi theo hướng an toàn sinh học, nhiều trang trại ở huyện Ứng Hòa đã cho hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như trang trại nuôi lợn thịt, lợn nái ở xã Vạn Thái; nuôi vịt đẻ trứng ở Đông Lỗ; nuôi thủy sản với mô hình “Sông trong ao” tại các xã Trầm Lộng, Liên Bạt đã kiểm soát được môi trường nuôi, tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm thủy sản hàng hóa đồng đều.

Mặt khác, với thế mạnh về chăn nuôi thủy sản, huyện Ứng Hòa đã tập trung phát triển sản xuất theo quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. Hiện nay, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện là trên 4.000 ha, sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 24.354 tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện nhiều hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi sang mô hình nuôi cá hiện đại, bền vững như mô hình ứng dụng công nghệ “Sông trong ao”, mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP.

Thời gian tới, huyện Ứng Hòa sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn VietGAP và theo hướng hữu cơ. Đồng thời, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất trên héc-ta canh tác, mục tiêu đến năm 2025 đạt 345 triệu đồng/ha canh tác, mỗi xã có một sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP.