Khởi công dự án thành phần 1A thuộc Vành đai 3 TP.HCM Sớm khắc phục bất cập trong thu phí không dừng ETC Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây ùn ứ trong ngày đầu thu phí không dừng

Cụ thể, với phương án 1, VEC đề xuất mở rộng dự án với quy mô 10 làn xe, trong đó đoạn từ nút giao Vành đai 2 đến nút giao Vành đai 3 mở rộng lên 8 làn xe; đoạn từ nút giao Vành đai 3 đến nút giao cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu mở rộng lên 10 làn xe. Riêng đối với cầu Long Thành hiện hữu sẽ không mở rộng mà sẽ xây mới đơn nguyên có quy mô 5 làn xe.

Với phương án 2, VEC đề xuất mở rộng dự án với 8 làn xe có xét đến phân kỳ đầu tư kết cấu công trình. Theo đó, đoạn từ nút giao Vành đai 2 đến nút giao Vành đai 3 mở rộng lên 8 làn xe theo quy hoạch; đoạn từ nút giao Vành đai 3 đến nút giao cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu mở rộng thành 8 làn xe giai đoạn 1 và 10 làn xe trong giai đoạn 2. Riêng cầu Long Thành hiện hữu không đầu tư mở rộng mà xây mới đơn nguyên đáp ứng 5 làn xe, đồng thời mở rộng cầu Sông Tắc lên 10 làn xe.

Về tổng mức đầu tư, trong phương án 1 VEC đề xuất tổng mức đầu tư 15.428 tỷ đồng, trong đó sử dụng vốn ngân sách Nhà nước là 6.164 tỷ đồng, còn lại là vốn VEC huy động. Với phương án 2, VEC đề xuất việc VEC tự huy động 100% vốn trong đó vay ngân hàng thương mại hơn 8.329 tỷ đồng.

Về hình thức đầu tư, VEC đề xuất hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư công, trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm 44,4% còn lại là vốn của VEC hoặc theo hình thức nhà nước giao VEC thực hiện đầu tư, sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân theo Luật Đầu tư.

Đề xuất mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 10 làn xe
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang quá tải.

Lý giải nguyên nhân để đưa ra các đề xuất nói trên, VEC cho biết cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây khởi công ngày 2/10/2009, hoàn thành và đưa vào khai thác ngày 30/6/2016 với chiều dài 54km, đến nay lưu lượng phương tiện tham gia lưu thông liên tục tăng cao, trung bình 10,45%/năm trong khi tuyến cao tốc chỉ mới có 4 làn xe.

Bên cạnh đó, đến năm 2025 dự án Cảng Hảng không quốc tế Long Thành sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác nên gia tăng lượng phương tiện. Đáng chú ý, tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây là một phần của đường trục cao tốc Bắc – Nam phía đông, nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. Vì thế tuyến cao tốc này có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế cho cả Vùng.

Mặt khác hiện nay đoạn từ nút giao An Phú (TP.HCM) đến nút giao cao tốc Dầu Giâu – Phan Thiết có quy mô 4 làn xe, có thể khai thác ổn định đến năm 2030, đoạn từ cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đến nút giao Dầu Giây có quy mô 4 làn xe, cơ thể khai thác ổn định đến năm 2040. Riêng đoạn từ nút giao An Phú đến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ không đáp ứng được nhu cầu vận tải. Đến năm 2025 để đáp ứng được nhu cầu lưu thông thì trên đoạn tuyến này bắt buộc phải mở rộng.

Từ đó VEC kiến nghị Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chấp thuận phương án giao VEC tiếp tục đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, đoạn từ nút giao An Phú đến hết phạm vi xây dựng nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.

Để thực hiện dự án này, theo tính toán của VEC, tính đến ngày 31/12/2021 VEC còn dư 10.778 tỷ đồng. Tuy nhiên lũy kế dòng tiền đến năm 2025 của VEC sau thuế hòa chung với 5 dự án cao tốc khác mà VEC đang làm chủ đầu tư sẽ chỉ còn 675 tỷ đồng, không đủ khả năng cấn đối, tự thu xếp nguồn vốn thực hiện dự án. Trên cơ sở đó, VEC đề xuất sử dụng vốn ngân sách Nhà nước là 6.164 tỷ đồng, còn lại là vốn VEC huy động theo phương án 1. Còn với phương án 2, VEC đề xuất việc VEC tự huy động 100% vốn trong đó vay ngân hàng thương mại hơn 8.329 tỷ đồng.

Kiến nghị thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành phục vụ tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài

Liên quan đến việc triển khai các dự án cao tốc khu vực phía Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có tờ trình gửi Thủ tướng về việc thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành để tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, trong đó TP.HCM được Chính phủ giao là cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án.

Theo tờ trình của UBND TP.HCM: Dự án có chiều dài hơn 50km, điểm đầu giao Tỉnh lộ 15 với Vành đai 3 TP.HCM thuộc huyện Củ Chi, điểm cuối kết nối vào Quốc lộ 22 thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

Ở giai đoạn 1, dự án thực hiện theo hợp đồng BOT có tổng vốn đầu tư khoảng 16.729 tỉ đồng (bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng). Trong đó, vốn ngân sách nhà nước 7.433 tỉ đồng để giải phóng mặt bằng, còn lại là vốn nhà đầu tư huy động. Nhà đầu tư thu phí hoàn vốn dự kiến là 18 năm 1 tháng, thời gian cụ thể sẽ xác định trong tiến trình đàm phán.

Về tiến độ thực hiện, dự án dự kiến sẽ được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư vào quý 3/2022, tỉnh Tây Ninh và TP.HCM sẽ giải phóng mặt bằng vào năm 2023 để khởi công vào quý 3/2024, hoàn thành đưa vào khai thác vào năm 2027.

Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài khi hoàn thành sẽ kết hợp với đường Vành đai 3, 4, TP.HCM, tương lai được nối với cao tốc Gò Dầu - Xa Mát sẽ tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuyến đường cũng kỳ vọng sẽ làm tăng năng lực khai thác vận tải quốc tế nối TP.HCM và Campuchia; kết nối các trung tâm kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, các đô thị của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các đầu mối cảng biển, cảng hàng không quốc tế và khu vực kinh tế ASEAN.