Hà Nội: Định hướng phát triển vùng chuyên canh trồng mít
Nguồn cung nhà ở Hà Nội tăng vọt, TP.HCM trầm lắng kéo dài Hà Nội: Một số ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao Sơn Tây: Chú trọng làm tốt công tác giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất |
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương, việc bảo tồn nguồn gen quý về giống mít bản địa luôn được thành phố Hà Nội quan tâm. Các địa phương cũng luôn tạo điều kiện để các hộ trồng mít được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng, chăm sóc, nâng cao chất lượng sản phẩm từ cây mít.
Việc tạo nguồn gen quý phục vụ phát triển, nhân rộng vùng trồng mít tại Hà Nội đóng vai trò hết sức quan trọng. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Theo đó, mít được trồng tập trung ở một số huyện, thị xã: Sơn Tây, Phúc Thọ, Ba Vì, Chương Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Đông Anh, Thanh Oai... Hiện thành phố đang thực hiện các giải pháp nhằm bảo tồn nguồn gen quý của giống mít bản địa, qua đó từng bước xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị thương phẩm từ cây trồng này.
Đáng chú ý, trên địa bàn thành phố hiện có 1 cây mít tại xã Cổ Loa (huyện Đông Anh) với tuổi đời hơn 300 năm, đã được công nhận là cây di sản quốc gia. Còn tại huyện Ba Vì, có 5 cây mít na ưu tú, độ tuổi hơn 15 năm, khả năng chống chịu sâu đục thân tốt, đạt hơn 80 quả/cây, năng suất hơn 400kg quả/cây và năm 2015 được Sở NN&PTNT Hà Nội công nhận là cây đầu dòng.
Hiện loại mít này đã được cơ quan chuyên môn nghiên cứu điều tra, tuyển chọn để khai thác mắt ghép nhằm phục hồi, phát triển giống mít có chất lượng cao ở Hà Nội và các vùng phụ cận.
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, thời gian tới, ngành nông nghiệp Hà Nội tiếp tục lựa chọn, bình tuyển, quản lý và khai thác hiệu quả cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng để nâng cao giá trị kinh tế từ cây mít.
Bình luận