Hà Tĩnh: Người dân dầm mình trong mưa rét để vớt “lộc biển”
Những “bóng hồng” miệt mài giữ nghề truyền thống giữa lòng phố biển Người dân vùng cao làm nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu Biến động giá dầu và kịch bản ứng phó |
Mặc dù thời tiết mưa rét nhưng thời điểm này người dân tại xã Thịnh Lộc; Thạch Bằng; Thạch Kim (huyện Lộc Hà) cùng nhau xuống bờ biển để vớt sò lông. Theo người dân, số lượng sò bị trôi dạt vào ước tính hàng tấn, kéo dài theo bờ biển Thịnh Lộc vào tới xã Thạch Kim. |
Ông Nguyễn Khắc Phong, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà) cho biết, khoảng 3 ngày nay, biển động và xuất hiện sò lông dạt vào bờ rất nhiều. Phạm vi bờ biển có sò lông dạt vào kéo dài từ xã Thịnh Lộc qua thị trấn Lộc Hà và xã Thạch Kim, hiện tượng này không phải hiếm. Cứ về mùa này, khi biển động, sóng to thì thỉnh thoảng có sò lông dạt vào với số lượng lớn. |
Ông Phan Thanh Đức (xã Thịnh Lộc) cho biết, sau khi biết tin có sò lông dạt vào bờ biển, gia đình ông gồm 3 người đi nhặt sò bằng các công cụ như vợt, cào, nhủi… Ngày hôm qua, các thành viên của gia đình ông thu được khoảng 2 tạ sò lông. Với giá bán từ 20.000 - 30.000 đồng/kg, tính từ hôm qua đến nay gia đình ông Đức kiếm được khoảng 5 triệu đồng. |
“Thời tiết mấy hôm nay lạnh lắm, nhưng thấy sò lông trôi dạt vào nhiều cho thu hoạch cao nên chúng tôi tranh thủ ra biển vớt. Chỉ cần chịu khó, các gia đình ở gần bãi biển Lộc Hà có thể thu nhập vài triệu đồng trong những ngày này. Trung bình mỗi ngày một người có thể thu về khoảng 500.000 đồng”, một người dân kể lại. |
Người dân cho biết, sò lông xuất hiện vào buổi sáng sớm, vì thời điểm đó sóng lớn đánh vào nên lượng sò bị cuốn theo rồi trôi dạt vào bờ là nhiều nhất. Sau khi thu gom, sò lông sẽ được người dân bán cho thương lái hoặc sử dụng trong gia đình. |
Nhiều người dân sinh sống gần bờ biển vẫn tranh thủ đi vớt sò từ sáng sớm, dụng cụ mang theo là rổ, bao bì và vợt bằng lưới. |
Bình luận