Bất động sản phục hồi phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế chung Áp lực đáo hạn của ngành bất động sản và gợi ý giải pháp để có nguồn vốn kinh doanh “Phá băng” thị trường bất động sản: Tìm điểm cân bằng lợi ích

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết trong năm 2022, các doanh nghiệp bất động sản phản ánh rất khó khăn trong tiếp cận, vay vốn từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng, đặc biệt là giai đoạn nửa cuối năm 2022, ngay cả đối với trường hợp có tài sản đảm bảo do các ngân hàng hết hạn mức cho vay, đồng thời với sự kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn vốn tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản.

Cùng với đó, các tổ chức, cá nhân là khách hàng mua bất động sản không được giải ngân cho vay, thậm chí trước đó đã ký hợp đồng thoả thuận cho vay của ngân hàng dẫn đến các doanh nghiệp không bán được sản phẩm để thu hồi vốn và tái đầu tư.

Hàng loạt giải pháp cứu bất động sản được đề xuất
Nguồn vốn tín dụng bị hạn chế khiến nhiều dự án bất động sản "nằm im".

Bên cạnh đó, việc triển khai nhà ở còn gặp nhiều khó khăn. Đơn cử như quy định về lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội còn chồng chéo, chưa thống nhất với các luật liên quan; các chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư chưa hấp dẫn, không thu hút; tình trạng căn hộ cho thuê trong nhiều dự án còn để không, lãng phí; việc xác định đối tượng và điều kiện thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội còn nhiều bất cập.

Theo Bộ Xây dựng, hiện nay thị trường bất động sản đã có những chuyển biến, tuy nhiên thị trường vẫn còn nhiều khó khăn về thể chế, nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn trái phiếu, chứng khoán, tổ chức thực thi pháp luật của địa phương… cần tiếp tục được tập trung tháo gỡ.

Về tình hình cấp tín dụng bất động sản, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến hết 31/12/2022, dư nợ tín dụng đối với kinh doanh bất động sản là gần 800.000 tỷ đồng.

Về tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tính đến 25/12/2022, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ khoảng 2 triệu tỷ đồng, trong đó của doanh nghiệp bất động sản là trên 400.000 tỷ đồng, chiếm trên 30%.

Về nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong năm 2022 đã tăng thêm khoảng 1,85 tỷ USD với tổng số vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam.

Theo đó, Bộ Xây dựng đưa ra những kiến nghị, đề xuất về nguồn vốn tín dụng để khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho phát triển nhà ở và thị trường; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng…

Bên cạnh việc hoàn thiện thể chế, Bộ Xây dựng kiến nghị giải pháp để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Cụ thể, Bộ Xây dựng đề xuất Quốc hội, Chính phủ dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn (giống như gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện rất tốt trong giai đoạn 2013-2016).