(LG) Hội quán Phước Kiến được xây dựng vào năm 1697 ở phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Hội quán được xếp hạng là di tích loại 1, hai lần được lãnh đạo Nhà nước đến tham quan. Ngày nay, Hội quán Phước Kiến là một trong những điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước khi đến Hội An du lịch.
Theo Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình thành phố Hội An, phố cổ Hội An là di sản văn hoá thế giới và Hội quán Phước Kiến là một trong những di tích văn hóa tại đây. Hội quán Phước Kiến được xây dựng vào năm 1697 để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái. (Trong ảnh là lối vào Hội quán Phước Kiến trên đường Trần Phú, phường Minh An, thành phố Hội An).
Hội quán Phước Kiến (còn được gọi Phước Kiến Hội quán, chùa Phước Kiến) được xếp hạng di tích cấp Quốc gia loại 1 vào ngày 19/3/1985.
Đến tham quan Hội quán Phước Kiến, du khách sẽ chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” theo các trật tự: Cổng - sân - hồ nước - cây cảnh - hai dãy nhà Đông và Tây - chính điện - sân sau - và hậu điện.
Khách du lịch quốc tế tham quan, chụp ảnh cổng vào Hội quán Phước Kiến.
Theo Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình thành phố Hội An, bên trong Hội quán có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi và nhiều hiện vật có giá trị khác.
Những hình ảnh chạm trổ tinh xảo ngay trên mái nhà Hội quán Phước Kiến.
Một hình ảnh trên cửa vào Hội quán Phước Kiến.
Hình ảnh khoảng không gian trống giữa các gian nhà trong Hội quán Phước Kiến.
Theo Cổng thông tin Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh - Truyền hình thành phố Hội An, chính điện Hội quán thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, ba bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, Hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng, Hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.
Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch),... tại Hội quán Phước Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia. (Trong ảnh, những hình cầu an của du khách và người dân được treo ở trong Hội quán Phước Kiến).
Mái nhà Hội quán Phước Kiến có bám rêu xanh, mang vẻ đẹp hoài cổ theo thời gian.
Một không gian bên trong Hội quán Phước Kiến.
Hội quán Phước Kiến thu hút khách đến tham quan.
Khách du lịch quốc tế tham quan bên trong Hội quán Phước Kiến.
Một hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử, văn hóa của Hội quán Phước Kiến đến khách du lịch.
Hội quán Phước Kiến từng đón Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Trần Đức Lương đến tham quan. (Phóng viên chụp lại từ các hình ảnh được treo bên trong Hội quán Phước Kiến).
(LG) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Nam đã có văn bản chỉ đạo các Sở, ban, ngành, địa phương, Thanh tra tỉnh về phối hợp giải quyết các dự án đầu tư chậm tiến độ trên địa bàn, trong đó có các dự án trong khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN).
(LG) Lễ hội Sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) cấp Quốc gia lần thứ nhất dự kiến diễn ra trong năm 2023 nhằm góp phần quảng bá thương hiệu Sâm Ngọc Linh đến với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế, tiếp tục xây dựng và khẳng định giá trị thương hiệu Sâm Ngọc Linh, tạo sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút du khách ưu tiên đến với Quảng Nam.
(LG) Mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình hay BHYT tự nguyện năm 2023 được tính dựa vào hệ số và mức lương cơ sở. Do năm 2023 lương cơ sở dự kiến sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng nên việc tính mức đóng BHYT hộ gia đình và BHYT tự nguyện sẽ có sự thay đổi.
(LG) Sau Tết, người dân ở một số vùng trồng đào trên địa bàn Hà Nội trong đó có Nhật Tân lại tất bật với những công việc thu hồi, cắt tỉa, phục hồi đào để chuẩn bị cho mùa mới.
(LG) Rằm tháng Giêng là một trong những ngày lễ quan trọng trong tháng đầu tiên của năm mới. Vì vậy, sát ngày này, thị trường dịch vụ mâm cỗ và hoa quả cũng trở nên nhộn nhịp.
(LG) Dịp đầu xuân, ghé thăm thị xã Sơn Tây - mảnh đất trung tâm của xứ Đoài xưa hẳn sẽ được nghe câu ca: "Dù ai đi lễ trăm miền, không bằng cầu lễ tháng Giêng Đền Và…" để ngợi ca về lễ hội Đền Và - một lễ hội lớn và đông vui nhất xứ Đoài.
(LG) Đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết, Cuộc thi trưng bày mâm cỗ truyền thống với những món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt Nam trên tuyến phố ẩm thực kết hợp đi bộ Đảo Ngọc Ngũ Xã, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 5/2/2023.
(LG) Ngày 29/1 (tức mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão), tại Khu di tích lịch sử Văn Miếu - xã Đường Lâm, Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức phát động Tết trồng cây Xuân Quý Mão 2023. Tới dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải.
(LG) Như thường lệ, đêm mùng 7, rạng sáng mùng 8 tháng Giêng hằng năm, phiên chợ mỗi năm chỉ họp một lần duy nhất tại Nam Định. Sau 3 năm tạm hoãn do dịch bệnh, năm nay, Hội chợ Viềng tấp nập dòng người các nơi kéo về phiên chợ "mua may, bán rủi".
(LG) Mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình hay BHYT tự nguyện năm 2023 được tính dựa vào hệ số và mức lương cơ sở. Do năm 2023 lương cơ sở dự kiến sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng nên việc tính mức đóng BHYT hộ gia đình và BHYT tự nguyện sẽ có sự thay đổi.
(LG) Sau Tết, người dân ở một số vùng trồng đào trên địa bàn Hà Nội trong đó có Nhật Tân lại tất bật với những công việc thu hồi, cắt tỉa, phục hồi đào để chuẩn bị cho mùa mới.
(LG) Rằm tháng Giêng là một trong những ngày lễ quan trọng trong tháng đầu tiên của năm mới. Vì vậy, sát ngày này, thị trường dịch vụ mâm cỗ và hoa quả cũng trở nên nhộn nhịp.
Bình luận