Lợi ích của sân bay đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa
Nguồn vốn cần thiết thúc đẩy mở rộng sân bay nội địa Đà Nẵng: Dự kiến định hướng quy hoạch phát triển phân khu Sân bay Đầu tư sân bay nhỏ: Cơ hội phát triển kinh tế, du lịch cho địa phương |
Tại Tọa đàm “Sân bay nhỏ cho kinh tế địa phương cất cánh”, ông Hong Sun - Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cho rằng, sân bay rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Việc phát triển sân bay nên được xem xét cẩn thận các yếu tố như nhu cầu thị trường, khoảng cách giữa các địa phương, dân số, khả năng tài chính, chi phí vận hành và nhiều yếu tố khác.
Việt Nam có kế hoạch tăng số lượng sân bay lên con số 28 vào năm 2030 và 31 vào năm 2050. Để đạt mục tiêu này, thu hút đầu tư tư nhân bằng phương thức đối tác công tư PPP là một giải pháp hiệu quả cho Việt Nam nhằm giảm áp lực ngân sách nhà nước, gia tăng hiệu quả và tính khả thi.
Lựa chọn mô hình phát triển sân bay nội địa hay quốc tế cũng là một yếu tố quan trọng khi xem xét phát triển trong dài hạn. Bài học từ các nước khác cũng đã chứng minh tầm quan trọng của điều này. Ở Hàn Quốc, nhiều địa phương có sân bay và điều này hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển của địa phương.
Lựa chọn mô hình phát triển sân bay nội địa hay quốc tế cũng là một yếu tố quan trọng khi xem xét phát triển trong dài hạn. (Ảnh minh họa: BT) |
Phát triển sân bay nhỏ sẽ thật sự cần thiết và hữu ích nếu các sân bay nhỏ có thể hỗ trợ các sân bay lớn hơn. Và sự vận hành các sân bay này phải hài hoà với quy hoạch phát triển giao thông quốc gia cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Ở nhiều nước, sân bay được phát triển như những thành phố nhỏ, đáp ứng các nhu cầu của hành khách, từ đó giúp tăng cường sức mua, thúc đẩy phát triển du lịch. Sân bay Incheon ở Hàn Quốc là một ví dụ. Sân bay này có những khu bán hàng của những thương hiệu nổi tiếng, khu khách sạn, giải trí và cả khu thể thao, bệnh viện và trung tâm thương mại. Ngoài ra phát triển sân bay cũng cần lưu ý phát triển hạ tầng kết nối như đường bộ, giúp kết nối sân bay với hạ tầng khác.
Ông Kenneth Atkinson - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam khẳng định, để phát triển sân bay, hạ tầng kết nối đóng vai trò rất quan trọng, bao gồm kết nối đường bộ, đường sắt và đường biển.
“Trong vòng 20 năm qua chúng tôi đã chứng kiến nhiều ví dụ điển hình về phát triển kinh tế xã hội, giao thông kết nối đến các tỉnh thành đã được cải thiện đáng kể. Tầm quan trọng của sân bay thực sự phụ thuộc vào kế hoạch chiến lược phát triển của tỉnh, thành phố. Ví dụ, tỉnh Hà Giang ở miền núi phía Bắc muốn phát triển du lịch trong kế hoạch phát triển nhằm tận dụng lợi thế vẻ đẹp thiên nhiên, nhưng Hà Giang cách Hà Nội khoảng 300km và di chuyển bằng đường bộ mất khoảng vài giờ đồng hồ, điều này khó hấp dẫn du khách quốc tế. Ở nhiều địa phương, nhìn chung thời gian di chuyển, khoảng cách càng ngắn càng tốt.
Với Hà Giang, phát triển sân bay là cần thiết để tạo thuận lợi hơn cho du khách. Khách du lịch tăng sẽ kéo theo sự phát triển của khách sạn và các hạ tầng hỗ trợ khác như cử hàng, nhà hàng. Tuy nhiên, hãy lấy Vũng Tàu làm ví dụ. Địa phương này cũng muốn phát triển sân bay. Chúng ta hãy xem xét sự cần thiết để đầu tư một khoảng tiền lớn xây dựng sân bay tại đây khi sân bay quốc tế Long Thành đang được xây dựng rồi?”, ông Kenneth Atkinson phân tích.
Ông Kenneth Atkinson cũng cho rằng, vốn đầu tư xây dựng sây bay rất quan trọng. Những yếu tố quan trọng cần xem xét khi xây dựng sân bay đó là ước tính chi phí đầu tư ban đầu, đội vốn do trì hoãn thi công, tăng giá vật liệu xây dựng, và quản lý phù hợp. Tiếp đến là cần có kế hoạch làm thế nào để tối đa hoá doanh thu từ các khu vực thương mại trong và xung quanh sân bay. Các công ty tư vấn quốc tế có thể hỗ trợ việc này.
Mô hình thường được sử dụng và đã được sử dụng ở một số sân bay như Cam Ranh ở Việt Nam và Phnom Penh, Siem Riep là mô hình PPP. Mô hình này giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, thay vào đó đặt lên vai các nhà đầu tư tư nhân. Do đó, việc xây dựng sẽ chuẩn bị và thực hiện hiệu quả để đảm bảo tính hiệu quả xây dựng cũng như khả năng thương mại hoá của các loại hình dịch vụ khác nhau, từ đó giúp giảm chi phí, tối đa hoá thu hồi vốn trong thời gian ngắn hơn.
Theo ông Vaibhav Saxena - Luật sư công ty Luật Vilaf, Cục Hàng không Việt Nam (CAAV) đang nghiên cứu để đảm bảo tính khả thi phát triển sân bay. Những yếu tố then chốt trong nghiên cứu bao gồm tạo sự cân bằng trong số lượng sân bay, thiết kế và cấu trúc tổng thể, quy mô, khung pháp lý nhằm thực hiện quy hoạch.
Các sân bay cần được tính toán để có khả năng cạnh tranh về giá (Ảnh minh họa: BT) |
Rất nhiều ý kiến, thảo luận về khả năng tận dụng sân bay quân sự cho mục đích dân sự để hỗ trợ nhanh chóng cho hạ tầng hàng không tại Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam có tiềm năng trở thành điểm kết nối trong khu vực Đông Nam Á, cũng như các khu vực lân cận khác. Phát triển hạ tầng sân bay của quốc gia chắc chắn có thể khiến điều đó trở thành hiện thực.
Ông cho rằng, các nhà đầu tư tư nhân rất quan tâm đến quy hoạch của Việt Nam. Nếu cơ chế pháp lý được xây dựng tốt tạo điều kiện cho việc huy động vốn của dự án, các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng bỏ vốn lớn. Các nhà đầu tư đang tìm hiểu, phân tích khả năng tư nhân tham gia vào các dự án hạ tầng, cũng như tham gia thông qua mô hình PPP.
Ấn Độ đã xây dựng mô hình PPP chuyển đổi và khuyến khích tư nhân tham gia. Ấn Độ cũng đã từng đối mặt với một loạt những thách thức liên quan đến thủ tục thu hồi đấ, tăng vốn, quá trình đánh giá đấu thầu, tác động của giá cao đối với các hãng bay và hành khách do tình hình địa chính trị không ổn định trên toàn.
Có một số bài học từ các nước như Mỹ mà Việt Nam có thể tham khảo như: Nghiên cứu tính khả thi và khả năng vận hành 24 giờ phải được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng; các sân bay cần được tính toán để có khả năng cạnh tranh về giá; hệ thống sân bay bổ cũng cần được xây dựng; hậu cần logistics và phân phối cũng cần được vận hành thông suốt; và tất cả các bên tham gia dự án cần được tham gia dự án ngay từ ngày đầu tiên.
Bảo Thoa
Bình luận