Năm 2025: Hạ tầng số do Việt Nam làm chủ sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ số
Đến năm 2025, Việt Nam sẽ phát triển 80.000 doanh nghiệp công nghệ số Chuyển đổi số gắn với thực tế cuộc sống |
Tầm nhìn đến năm 2045 được đặt ra: Hạ tầng TT&TT bảo đảm (i) tăng cường thông minh dựa trên dữ liệu và các công nghệ mới; (ii) hợp nhất an toàn toàn bộ thế giới vật lý với thế giới số đáp ứng phát triển bền vững mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Để có thể hoàn thành những mục tiêu nêu trên, nhiệm vụ đặt ra là hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển hạ tầng số; Đầu tư hạ tầng băng rộng; Phát triển hạ tầng điện toán đám mây, Internet vạn vật; Định danh kết nối số; đưa Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu bảng xếp hạng chỉ số phát triển ICT của ITU.
Theo Báo cáo Hội nghị Sơ kết công tác thông tin và truyền thông 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng Doanh thu dịch vụ viễn thông 6 tháng đầu năm 2022 tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021; tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Ảnh minh họa |
Tính đến 30/6/2022, các doanh nghiệp đã phủ sóng được 1857/2212 thôn lõm sóng, ưu tiên triển khai phủ sóng vùng lõm tại các khu vực vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn. Dự kiến hoàn thành phủ sóng toàn bộ số thôn còn lại (355 thôn) trước 30/7/2022.
Với lĩnh vực phát triển dịch vụ Mobile Money, sau 6 tháng triển khai, thuê bao di động sử dụng dịch Mobile Money tính đến thời điểm hiện tại tăng 4 lần so với tháng 1/2022 (sau 01 tháng triển khai), tốc độ tăng trưởng trung bình hàng tháng khoảng 20%; trong đó số lượng khách hàng đăng ký và sử dụng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo chiếm 67% tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ.
Tổng số tài khoản Mobile Money đang hoạt động (có phát sinh ít nhất một giao dịch trong vòng 6 tháng) đến cuối tháng 6/2022 là 1.720.827 tài khoản, chiếm 97,3% tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ.
Tốc độ tăng trưởng thuê bao BRDĐ tăng mạnh đạt 19%/năm, Xếp hạng thứ 69/144 quốc gia và giữ tốc độ tăng trưởng ổn định khoảng 13%/năm, xếp hạng thứ 60/144 quốc gia. Chỉ tiêu thuê bao BRDĐ/100 dân đạt 82 thuê bao/100 dân tăng 13 thuê bao/100 dân so với cùng kỳ năm ngoái; tăng 18 thuê bao/100 dân so với cùng kỳ tháng 6/2020. Mục tiêu đến tháng 12/2022 đạt 85 thuê bao/100 dân.
Chỉ tiêu thuê bao BRCĐ đạt 21 thuê bao/100 dân tăng 3 thuê bao/100 so với cùng kỳ năm 2021, tăng 7 thuê bao/100 dân so với cùng kỳ năm 2020. Mục tiêu đạt đến tháng 12/2022 đạt 22 thuê bao/100 dân.
Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang 6 tháng đầu năm 2022 tăng 9% so với cùng kỳ năm 2021; tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020. Mục tiêu đạt 75% tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang vào năm 2022.
Về vấn đề xử lý sim rác, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thông tin thuê bao, xử lý các SIM có thông tin không đúng quy định: yêu cầu các doanh nghiệp rà quét các thông tin thuê bao theo các tiêu chí (số CMND, CCCD), xác định các thuê bao nghi ngờ; thu hồi, ngăn chặn các SIM có dấu hiệu kích hoạt sẵn còn tồn trên kênh; phối hợp với Bộ Công an tổ chức kiểm tra công tác quản lý thuê bao và xử lý vi phạm tại 07 DNVT di động và các đại lý.
Công tác chuyển đổi IPv6 Việt Nam, tỷ lệ sử dụng IPv6 trên mạng Internet của Việt Nam đạt 50%, tăng 3% so với 2021 và tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN, thứ 10 toàn cầu với hơn 50 triệu thuê bao băng rộng cố định, băng rộng di động hoạt động tốt với IPv6. Khối cơ quan nhà nước có tiến triển tích cực: 76/85 Bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch IPv6 (tăng 72,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 7% so với hết năm 2021); 41/85 Bộ, ngành, địa phương đã chuyển đổi thành công IPv6 cho Cổng Thông tin điện tử, dịch vụ công (tăng 141% so với cùng kỳ năm trước và tăng 86% so với hết năm 2021).
Theo Phạm Lê/vnmedia.vn
Bình luận