Người nông dân làm giàu từ kinh tế vườn
Làm giàu từ văn hóa: Khai thác đúng tầm để phát triển bền vững Bí quyết làm giàu của người thương binh giàu nghị lực Công ty thương mại điện tử nào phổ biến nhất trên mạng xã hội? |
Trước đây, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, gia đình ông Năm phải gian nan thử thách với nhiều nghề khác nhau, nhưng cuộc sống không khá lên là mấy. Với hơn một mẫu ruộng, gia đình ông Năm đã trồng lúa, ngô, cây rau màu các loại… nhưng hiệu quả về mặt kinh tế rất thấp.
Năm 2002, ông Năm đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình, tự tìm hiểu và mua 200 gốc bưởi diễn về trồng. Nhờ sự chịu khó, quyết tâm của ông, sau 5 năm, vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm, vườn bưởi phát triển tốt, ra hoa kết trái đều, cho thu hoạch hàng năm và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2002, ông Năm đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình, tự tìm hiểu và mua 200 gốc bưởi diễn về trồng. |
Thời điểm từ năm 2007-2015, bưởi diễn được giá, mỗi quả bán được giá buôn từ 30-35.000 đồng/quả, đã đem lại nguồn thu không nhỏ cho gia đình. Để có kiến thức về kỹ thuật trồng bưởi diễn, ngoài tìm hiểu trên kênh thông tin đại chúng, ông còn học hỏi kinh nghiệm thực tế tại các nhà vườn và ứng dụng thành công cho đến nay.
Sau nhiều năm cải tạo chuyển đổi, nhờ nắm chắc kỹ thuật từ việc bón phân, chăm sóc, xử lý ra hoa, quả, sản lượng năm sau cao hơn năm trước, khiến ông Năm phấn khởi và càng có thêm động lực để phát triển kinh tế vườn.
Đặc biệt, từ năm 2015, ông Năm đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, ghép thành các giống bưởi mới chất lượng và hiệu quả cao hơn rất nhiều như: bưởi Phúc Kiến, bưởi Ruby Thái Lan, bưởi da xanh, bưởi đường chín sớm… Hiện nay, mỗi cây bưởi đạt khoảng 70 đến 120 quả, trừ chi phí mỗi năm cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm.
Ngoài trồng bưởi, ông Năm tiếp tục mở rộng diện tích hiện nay lên trên 1,2ha. Bên cạnh đó, ông tiếp tục nghiên cứu áp dụng phương pháp trồng xen canh một số loại cây nhằm đa dạng sản phẩm nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.
Trong đó, trồng thêm 100 gốc nhãn sớm, 100 gốc táo Đài Loan chín sớm. Theo chia sẻ của ông Năm, táo Đài Loan là giống quả to, ăn giòn, vị ngọt đậm, do chín sớm cũng bán được giá cao 50.000đ/kg, đến lúc chính vụ cũng bán buôn với giá 30.000đ/kg.
Nhờ tích lũy những kinh nghiệm và mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên vườn cây ăn quả của gia đình ông Năm luôn sinh trưởng phát triển tốt, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Bên cạnh đó, 2 năm gần đây, ông đã đầu tư chuồng trại, nuôi thí điểm thêm 20 cặp nhím để có hướng phát triển con giống này trong tương lai.
Chất lượng vườn quả của gia đình ông Năm đã được công nhận Vietgap. |
Ông Lê Đức Năm chia sẻ: “Chất lượng vườn quả của gia đình tôi đã được công nhận Vietgap. Chúng tôi cũng mong muốn các cấp, các ngành quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện trong việc giới thiệu sản phẩm, giới thiệu sản phẩm của chúng tôi ra thị trường, đưa vào siêu thị hoặc tham gia vào các hội chợ về nông sản để sản phẩm của chúng tôi vươn xa hơn. Đồng thời, liên kết được sản xuất và tiêu thụ thì người nông dân của chúng tôi rất yên tâm sản xuất”.
Không giữ thành công cho riêng mình, những năm qua, ông Năm còn thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ dân khác trong xã và các vùng lân cận có nhu cầu tìm hiểu, phát triển mô hình trồng cây ăn quả.
Nhờ sự cần cù, chịu khó và luôn đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm, tháng 10/2021, có đến 7 sản phẩm bưởi, nhãn và táo của trang trại nhà ông đã được cấp giấy chứng nhận sản phẩm Vietgap.
Từ những nỗ lực không ngừng, gia đình ông Lê Đức Năm đang vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và mở ra hướng phát triển các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cho nhiều hộ dân địa phương học tập và noi theo.
Bình luận