Phát động cuộc thi STEM Robot Challenge lần thứ 7
Đẩy mạnh dạy Tin học quốc tế đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục Ngành giáo dục sẽ thích ứng như thế nào với ChatGPT? Tập huấn công tác chuyển đổi số với cấp học mầm non |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Huy Hoàng, Phó Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ cơ sở, Sở KH&CN TP.HCM chia sẻ: Cuộc thi nhằm tạo sân chơi khoa học công nghệ và kỹ năng sáng tạo cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn TP.HCM. Thông qua cuộc thi, các em học sinh sẽ được trải nghiệm, sáng tạo trong môi trường học tập STEM tích cực, cùng nhau giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.
Năm nay, cuộc thi STEM Robot Challenge lần thứ 7 dành cho đối tượng là học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Mỗi trường được đăng ký tối đa 2 đội (tùy chọn bảng), tối đa 3 học sinh/đội. Hạn cuối đăng ký vào ngày 29/9.
Nhiều mẫu xe đua robot được học sinh tự tay lắp ráp. |
Theo ông Cù Minh Trung, Giám đốc phát triển thị trường giáo dục STEM, Công ty TNHH Kidkul, cuộc thi gồm 3 bảng đấu chính: Bảng A1 (dành cho học sinh lớp 1, 2, 3) gồm trang trí và điều khiển xe đua robot; bảng A2 (dành cho học sinh lớp 4, 5) gồm chế tạo, trang trí, lập trình và điều khiển xe đua robot; bảng B (dành cho học sinh THCS) gồm chế tạo, trang trí, lập trình và điều khiển xe đua robot.
Về thể thức, ở vòng loại, các đội sẽ bốc thăm chia lượt thi đấu. Tổng số 10 đội sẽ cùng tham gia 1 lượt cùng lúc trên một sa bàn đường đua, 2 đội có kết quả cao nhất sẽ bước vào vòng chung kết. Ở vòng chung kết, các đội sẽ thực hiện nhiệm vụ để tính điểm.
Cuộc thi STEM Robot Challenge diễn ra định kỳ vào quý 3 hàng năm nhằm mục đích tạo sân chơi khoa học công nghệ và kỹ năng sáng tạo cho các lứa tuổi học sinh trên địa bàn TP.HCM.
Hội thi STEM Robot Challenge 2022 đã thu hút gần 100 đội thi tham gia đến từ các trường học trên địa bàn TP.HCM. |
Hội thi cũng nhằm khuyến khích tinh thần học hỏi, khám phá để học sinh từng bước làm chủ khoa học, công nghệ ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Qua đó, giúp các em học sinh có cơ hội phát triển tư duy sáng tạo, sử dụng thuật toán và kiến thức công nghệ để giải quyết vấn đề, nâng cao khả năng xử lý tình huống và tìm tòi những giải pháp tối ưu. Từ đó, thúc đẩy phong trào học tập, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn, phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trẻ.
Năm 2012, tại cuộc thi STEM Robot Challenge mang chủ đề "F1 In Ho Chi Minh City" - "Giải đua xe Robot F1", 44 đội thi cấp tiểu học và 49 đội thi cấp THCS đã tham gia tranh tài điều khiển xe đua vượt sa bàn. Kết quả, ở bảng Racing-A, trường Tiểu học Nguyễn Huệ (quận 1) xuất sắc giành ngôi Vô địch; ở bảng Racing-B, trường THCS Bình An (thành hố Thủ Đức) xuất sắc giành ngôi Vô địch.
Bình luận